Chỉ trong một thời gian ngắn, trên địa bàn thành phố Hà Nội liên tiếp xảy ra
những vụ vỡ nợ với con số “khủng” lên tới hàng trăm tỷ đồng. Đã bao gia đình
điêu đứng, an ninh ở nhiều địa phương cũng bị ảnh hưởng bởi cơn lốc “tín dụng
đen” này.
TIN BÀI KHÁC
Chấn động chuyện người tuyết có thật
Thiếu niên 17 tuổi có gương mặt cụ già đã tử vong
Hôm nay chẩn bệnh cô gái hóa bà lão
Hoa hậu rềnh rang, từ thiện được 1,5 triệu đồng
Bón cơm cho người… chết!
Đặt niềm tin nhầm chỗ?Thiếu niên 17 tuổi có gương mặt cụ già đã tử vong
Hôm nay chẩn bệnh cô gái hóa bà lão
Hoa hậu rềnh rang, từ thiện được 1,5 triệu đồng
Bón cơm cho người… chết!
Trong khi những vụ vỡ nợ hàng trăm tỷ đồng ở thị trấn Phùng (huyện Đan Phượng),
quận Hà Đông (Hà Nội) chưa kịp lắng xuống thì mới đây, cũng trên địa bàn Hà Nội,
vụ vỡ nợ ở Phú Xuyên mới đây như một ngòi nổ báo động cho tình trạng hoạt động
tín dụng "đen" ở ngoại thành Hà Nội. Việc tin tưởng quá mức vào những “ông, bà
chủ nhớn” đã khiến nhiều gia đình rơi vào thảm cảnh bi đát và cũng khiến cho
những vùng quê ngoại thành Hà Nội vốn yên bình nay nổi sóng.
Căn biệt thự của vợ chồng Hùng – Cúc (Ảnh:
Dân trí) |
Hàng trăm người dân tại thị trấn Phú Minh (huyện Phú Xuyên, Hà Nội) đang mất ăn
mất ngủ vì một chủ nợ đã biệt tích khỏi địa phương, “ôm” theo món nợ được cho là
lên tới gần 1.000 tỷ đồng. Họ lo lắng, sốt sắng vì món tiền cho cặp vợ chồng
"đại gia" vay đang có nguy cơ mất trắng. Những người đã cho vợ chồng Hùng - Cúc
(thị trấn Phú Minh) vay tiền chủ yếu là giới kinh doanh bất động sản, vàng bạc
và chủ lò gạch, chủ tiệm cầm đồ...
Trên VTC News, một chủ nợ than thở: "Tôi nào có nhiều tiền! Mấy
tỷ tôi cho vợ chồng nhà nó vay để lấy lãi là huy động từ những người thân
trong gia đình, cắm sổ đỏ và tích cóp mấy năm nay. Tôi đưa đến gửi để hưởng
lãi suất nào ngờ sự việc xảy ra như thế này".
Cũng trên tờ này, ông Lê Hồng Tuyến, Chủ tịch UBND xã Văn Nhân, Phú Xuyên
chia sẻ xung quanh vụ việc: Dư luận đang đồn thổi lên hàng ngàn tỷ đồng,
nhưng theo tôi đó là con số thống kê ảo. Số tiền thực vay của dân chỉ đến
300 tỷ đồng mà thôi. Ông Nguyễn Quốc Quý, Trưởng Công an xã Văn Nhân cũng
cho hay: Việc chị Cúc vay nợ nhiều tỷ đồng của nhiều người là có thật. Theo
lời ông Quý, chị Cúc đã rời khỏi địa phương từ chiều 5/10, đến nay không ai
biết Cúc đi đâu.
Hà Đông náo loạn vì vụ vỡ nợ
Trước đó, ngày 27/9, khoảng 40 người dân chủ yếu trú tại quận Hà Đông, Hà Nội đã viết chung lá đơn gửi Công an phường Quang Trung, quận Hà Đông, tố cáo gia đình bà Nguyễn Thị Dậu (SN 1963) trú tại đường Nguyễn Thái Học đã vay một số tiền lớn của họ hiện không có khả năng thanh toán.
Hà Đông náo loạn vì vụ vỡ nợ
Trước đó, ngày 27/9, khoảng 40 người dân chủ yếu trú tại quận Hà Đông, Hà Nội đã viết chung lá đơn gửi Công an phường Quang Trung, quận Hà Đông, tố cáo gia đình bà Nguyễn Thị Dậu (SN 1963) trú tại đường Nguyễn Thái Học đã vay một số tiền lớn của họ hiện không có khả năng thanh toán.
Người dân túc trực tại quán trà đá đối diện
nhà bà Dậu để không cho "con nợ" chốt thoát (Ảnh: Pháp luật Việt
Nam) |
Vụ việc bắt đầu từ sáng 23/9, hàng trăm người dân đã kéo đến bao vây ngôi nhà
của bà Nguyễn Thị Dậu. Họ đến để đòi bà Dậu trả tiền nợ, đồng thời “canh” không
cho “con nợ” này bỏ trốn.
Làm việc với cơ quan chức năng, bà Dậu đã thừa nhận có vay tiền của nhiều người dân ước tính khoảng trên 100 tỷ đồng. Người phụ nữ này còn cho biết thêm, ngoài số tiền nợ trên, bà còn nợ 11 cây vàng và 10 nghìn USD của nhiều người dân.
Được biết, một số hiệu vàng trên địa bàn quận Hà Đông và Ngân hàng cũng đã cho bà Dậu vay với số tiền vài chục tỷ đồng. Hiện cơ quan công an đang điều tra làm rõ vụ việc, còn các hộ dân như ngồi trên lửa khi những đồng tiền của họ có nguy cơ “một đi không trở lại”.
Làm việc với cơ quan chức năng, bà Dậu đã thừa nhận có vay tiền của nhiều người dân ước tính khoảng trên 100 tỷ đồng. Người phụ nữ này còn cho biết thêm, ngoài số tiền nợ trên, bà còn nợ 11 cây vàng và 10 nghìn USD của nhiều người dân.
Được biết, một số hiệu vàng trên địa bàn quận Hà Đông và Ngân hàng cũng đã cho bà Dậu vay với số tiền vài chục tỷ đồng. Hiện cơ quan công an đang điều tra làm rõ vụ việc, còn các hộ dân như ngồi trên lửa khi những đồng tiền của họ có nguy cơ “một đi không trở lại”.
Thị trấn Phùng đảo điên trong cơn sốt vỡ nợ
Vụ vỡ nợ vài trăm tỷ đồng của doanh nghiệp tư nhân Quang Quyên ở thị trấn Phùng,
Đan Phượng cũng đã khiến vùng quê một phen lao đao. Trước đó, doanh nghiệp Quang
Quyên chiếm được lòng tin rất lớn của nhiều người dân địa phương. Chồng là Tạ
Việt Quang (SN 1975) và vợ Bùi Thị Quyên (SN 1976) thường đặt vấn đề vay tiền
trả lãi suất cao với người dân. Ba tháng đầu, Quang Quyên trả lãi rất đúng. Khi
niềm tin đã vững thì Quang Quyên mới hỏi vay thêm. Ham lãi suất cao, nhiều người
bỏ tiền cho vay thêm hoặc huy động tiền của người khác để cho vay, ăn chênh lệch
lãi suất. Thậm chí có người còn dùng cả sổ đỏ cho Quang Quyên mượn để vay tiền.
Ngày 16/9/2011, khi nghe thông tin Quang Quyên vỡ nợ, nhiều người còn nửa tin nửa ngờ. Nhưng khi “hung tin” lan truyền khắp thị trấn, hàng trăm người “dính” vào vụ vỡ nợ đã như “sét đánh bên tai”. Nhiều đầu mối đã phải bán nhà đất, tài sản để trả nợ thay. Những người không đủ khả năng trả nợ thì phải bỏ trốn. Giải thích với cơ quan chức năng, Tạ Việt Quang cho biết anh ta vay tiền để kinh doanh bất động sản. Thời gian qua, do thị trường bất động sản đóng băng nên đến kỳ đáo nợ ngân hàng, Quang đã vay tiền lãi suất cao để trả nợ. Tổng số tiền, hàng mà vợ chồng Quang Quyên nợ các đơn vị và cá nhân là trên 211 tỷ đồng.
Những vụ vợ nợ trên đã gây ra bao hệ lụy. Đó là những mâu thuẫn trong gia đình những người cho vay nợ, khi tiền mất tình nghĩa cũng bị lung lay. Vợ chồng quay ra trách móc, đổ lỗi cho nhau khiến gia đình thêm lục đục, bất hòa. Ở địa phương, hàng trăm người dân cũng tập trung đông người tại khu vực nhà con nợ, gây mất an ninh trật tự khu vực...
Đứng trước tình trạng “tín dụng đen” đang làm mưa, làm gió như hiện nay, theo nguồn tin của báo Giáo dục Việt Nam, Giám đốc Công an TP Hà Nội Nguyễn Đức Nhanh đã chỉ đạo các cơ quan chức năng sớm tổ chức triệt phá những đối tượng có hành vi gian dối trong làm ăn, buôn bán. Tổ chức tuyên truyền sâu rộng hơn nữa để giúp người dân nâng cao nhận thức, hiểu rõ hơn về những tác hại của việc vay quỹ “tín dụng đen” bên ngoài.
Ngày 16/9/2011, khi nghe thông tin Quang Quyên vỡ nợ, nhiều người còn nửa tin nửa ngờ. Nhưng khi “hung tin” lan truyền khắp thị trấn, hàng trăm người “dính” vào vụ vỡ nợ đã như “sét đánh bên tai”. Nhiều đầu mối đã phải bán nhà đất, tài sản để trả nợ thay. Những người không đủ khả năng trả nợ thì phải bỏ trốn. Giải thích với cơ quan chức năng, Tạ Việt Quang cho biết anh ta vay tiền để kinh doanh bất động sản. Thời gian qua, do thị trường bất động sản đóng băng nên đến kỳ đáo nợ ngân hàng, Quang đã vay tiền lãi suất cao để trả nợ. Tổng số tiền, hàng mà vợ chồng Quang Quyên nợ các đơn vị và cá nhân là trên 211 tỷ đồng.
Những vụ vợ nợ trên đã gây ra bao hệ lụy. Đó là những mâu thuẫn trong gia đình những người cho vay nợ, khi tiền mất tình nghĩa cũng bị lung lay. Vợ chồng quay ra trách móc, đổ lỗi cho nhau khiến gia đình thêm lục đục, bất hòa. Ở địa phương, hàng trăm người dân cũng tập trung đông người tại khu vực nhà con nợ, gây mất an ninh trật tự khu vực...
Đứng trước tình trạng “tín dụng đen” đang làm mưa, làm gió như hiện nay, theo nguồn tin của báo Giáo dục Việt Nam, Giám đốc Công an TP Hà Nội Nguyễn Đức Nhanh đã chỉ đạo các cơ quan chức năng sớm tổ chức triệt phá những đối tượng có hành vi gian dối trong làm ăn, buôn bán. Tổ chức tuyên truyền sâu rộng hơn nữa để giúp người dân nâng cao nhận thức, hiểu rõ hơn về những tác hại của việc vay quỹ “tín dụng đen” bên ngoài.
Lê Ngọc (Tổng hợp)