- Rò rỉ phóng xạ từ các nhà máy điện hạt nhân ở Trung Quốc là một trong 10 rủi ro có thể trở thành thảm họa được Hà Nội liệt kê.

Đề án “Quản lý và giảm thiểu các rủi ro có thể trở thành thảm họa đối với TP Hà Nội” vừa được UBND TP phê duyệt.

Đề án được thực hiện nhằm đánh giá các rủi ro có thể trở thành thảm hoạ của Hà Nội, xác định các giải pháp, tổ chức thực hiện để giảm thiểu tối đa và xử lý khi có rủi ro trở thành thảm hoạ.

{keywords}
Ảnh minh họa

Theo đề án, TP Hà Nội dự báo 10 rủi ro có thể trở thành thảm họa đối với quá trình phát triển của Thủ đô gồm: Vỡ đê sông Hồng; Ô nhiễm nguồn nước; Cháy, nổ, đổ sụp công trình; Tai nạn giao thông (đường sắt trên cao; hàng không); Rủi ro tại các sự kiện tập trung đông người; Dịch bệnh; Lĩnh vực thông tin, truyền thông (tấn công mạng...); Mất điện diện rộng; Khủng bố, phá hoại.

Hà Nội cho rằng, rủi ro do rò rỉ phóng xạ có thể thành thảm hoạ nếu có sự cố từ 3 nhà máy điện hạt nhân ở khu vực Đông Nam của Trung Quốc.

"Theo đánh giá, Hà Nội là một trong số các tỉnh phía Bắc nước ta sẽ chịu ảnh hưởng nghiêm trọng nếu 3 nhà máy này có sự cố, do bụi phóng xạ có khả năng phát tán rộng làm ô nhiễm không khí, ô nhiễm nguồn nước", đề án nêu.

TP giao Sở Khoa học & Công nghệ chủ trì xây dựng kịch bản chi tiết phòng chống khi có thảm họa rò rỉ chất phóng xạ, sự cố hạt nhân; tham mưu cho TP các nhiệm vụ liên quan đến các giải pháp ứng dụng khoa học công nghệ về phòng, chống và giảm nhẹ thảm họa.

Trong vài chục năm trở lại đây trên thế giới đã xảy ra nhiều thảm họa như trận động đất mạnh 8,9 độ Richter xảy ra ở dưới biển ngoài khơi Indonesia năm 2004 gây ra sóng thần làm thiệt mạng gần 300.000 người ở nhiều nước Đông Nam Á và Nam Á (là trận động đất mạnh nhất trong vòng 40 năm qua); vụ nổ nhà máy điện hạt nhân Chernobyl ở Ucraina (4/1986) làm 140 công nhân bị nhiễm phóng xạ ở mức độ cao, khoảng 30 người chết, 600.000 người bị phơi nhiễm và ảnh hưởng đến 5 triệu người sống trong vùng lân cận với nhà máy.

Với Việt Nam, cũng đã xảy ra một số sự cố mang tính thảm hoạ có nguyên nhân từ con người như tai nạn lật tàu hoả năm 1982 tại Trảng Bom, Đồng Nai làm hơn 300 người thiệt mạng; sự cố cháy tòa cao ốc ITC tại TP.HCM năm 2002, làm thương vong hơn 100 người.

Tại Hà Nội, cho đến nay có một số trường hợp rủi ro có thể được coi là thảm họa do thiên nhiên gây ra: Năm 1971, mưa to liên tục và một cơn bão lớn khiến hệ thống đê bị vỡ, làm chết 100.000 người; trận mưa lớn lịch sử cuối năm 2008 làm hầu hết khu vực nội thành ngập trong 5 ngày... 

Thủ tướng: Phải coi lũ lụt như giặc

Thủ tướng: Phải coi lũ lụt như giặc

Thủ tướng nhấn mạnh phải coi lũ lụt như giặc, nhưng nhiều nơi chưa nhận thức được, dẫn đến chủ quan trong chỉ đạo, điều hành.

Lòng sông Hồng sẽ sụt, ngập lụt diện rộng nếu thêm đập

Lòng sông Hồng sẽ sụt, ngập lụt diện rộng nếu thêm đập

Các chuyên gia lên tiếng cảnh báo ở nhiều góc độ về dự án giao thông đường thủy xuyên Á kết hợp thủy điện trên sông Hồng.

Hà Nội: Vỡ đê Chương Mỹ, ngàn dân vật lộn giữa dòng lũ

Hà Nội: Vỡ đê Chương Mỹ, ngàn dân vật lộn giữa dòng lũ

Một đoạn đê Bùi 2 (huyện Chương Mỹ, Hà Nội) bị vỡ khiến hàng trăm nhà dân xã Tân Tiến, Nam Phương Tiến chìm trong biển nước.

Hà Nội: Vỡ đê ở Chương Mỹ nhấn chìm nhà dân

Hà Nội: Vỡ đê ở Chương Mỹ nhấn chìm nhà dân

Đê Bùi 2 thuộc huyện Chương Mỹ, Hà Nội bị vỡ, nhiều nhà dân chìm trong nước.

Vỡ đê có kế hoạch: Di dân đến nơi an toàn mới được cho vỡ

Vỡ đê có kế hoạch: Di dân đến nơi an toàn mới được cho vỡ

Nếu khẩn cấp, phương án cho vỡ đoạn đê thứ yếu để thoát lũ là được phép, nhưng phải di dân an toàn - ông Hoàng Xuân Hồng nói.

Hương Quỳnh