- Bí thư Hà Nội hết sức lo lắng về tình trạng quá tải. TP quy hoạch 8 tuyến tàu điện ngầm nhưng đến nay chưa được km nào.

Chiều nay, UBTVQH cho ý kiến về việc ban hành nghị định mới của CP thay thế 2 nghị định 123 và 112 về cơ chế tài chính, ngân sách đặc thù với Thủ đô.

Bí thư Thành uỷ Hà Nội Hoàng Trung Hải cho biết, 5 năm trước TP tăng trưởng kinh tế bình quân 9,23%, đầu tư vào hạ tầng chỉ 4%, di dân tự do trung bình 1,4%. Năm nay di dân tăng 1,9%, tốc độ phương tiện tăng 17%.

"Hôm trước tôi có báo cáo Bộ Chính trị là Hà Nội đang nhìn thấy thảm họa tiến dần phía mình mà không biết làm thế nào”, ông Hải lo lắng.

Luật Thủ đô rất hoành tráng nhưng...

Theo ông Hải, lâu nay dư luận phê phán Hà Nội xây nhà cao tầng gây ùn tắc nhưng nếu không xây thì không có đất cho dân ở. Vấn đề chính ở đây là hệ thống giao thông, tàu điện ngầm.

“Hà Nội đã quy hoạch 8 tuyến tàu điện ngầm hơn 300km nhưng giờ vẫn chưa được km nào. Mời tư nhân vào nhưng không hấp dẫn”, ông Hải nêu.

{keywords}
Bí thư Thành ủy Hà Nội Hoàng Trung Hải

Chưa kể cứ 100 tuyến xe buýt thì hiện phải trợ giá 75 tuyến, vì ít người đi. 

Ông Hải chia sẻ, mỗi khi có sự kiện lớn, Hà Nội hết sức lo lắng, giao thông bức xúc như thế có thể trở thành vấn đề chính trị nếu không được giải quyết ngay. APEC 2017 tổ chức tại Đà Nẵng, chứ tại Hà Nội thì giao thông sẽ là vấn đề.

Ông cho biết, rất chia sẻ với TƯ khi tình hình ngân sách khó khăn nhưng vẫn cần cho Thủ đô cơ chế đặc thù để vượt qua được những thách thức đang thấy rõ.

“Luật Thủ đô rất hoành tráng nhưng có thực hiện được mấy đâu, như khoản 2, 3 điều 21 không thực hiện được hết. Nếu ban hành nghị định mới mà không có cơ chế gì hơn để ưu đãi cho Thủ đô thì tốt nhất không ban hành”, ông Hải nói.

Ông đề nghị dự thảo nâng mức chi thường xuyên, chi đầu tư cho Hà Nội lên. 

“Nếu QH không duyệt những dự án giao thông lớn thì Hà Nội không cách gì thoát khỏi 'thảm họa' mà tôi vừa báo cáo”, Bí thư Hà Nội nêu.

Nếu cần thì “thắt lưng buộc bụng” 

Chủ tịch UBND TP.Hà Nội Nguyễn Đức Chung cũng nêu hàng loạt kiến nghị. Trước hết đề xuất sử dụng số tiền từ cổ phần hoá doanh nghiệp đến 2020 có thể lên tới 50.000 tỉ đồng để đầu xây dựng dự án đường sắt đô thị Nam Thăng Long - sân bay Nội Bài khoảng 30.000 tỉ và dự án vành đai 1 Hoàng Cầu - Voi Phục hơn 9.700 tỉ đồng. 

Ngoài ra, ông đề nghị cho TP cơ chế phân cấp, uỷ quyền được phê duyệt chủ trương 4 dự án đầu tư nhóm A với tổng số tiền gần 15.000 tỉ đồng và 7 dự án PPP với mức đầu tư 40.000 tỉ đồng; cho phép lựa chọn nhà đầu tư phát triển đô thị vệ tinh...

“Với dự án đầu tư công nhóm A, nếu trình Thủ tướng suôn sẻ mất 755 ngày, nếu vướng 1 khâu cần 2,5 năm. Hà Nội từng được uỷ quyền xây dựng cầu Vĩnh Tuy, do đó nếu rút ngắn được thì 5 năm tới Hà Nội sẽ đảm bảo xong 5 cái cầu, kết nối toàn bộ các vành đai”, ông Chung cam kết.

Tuy nhiên, Bộ trưởng Tài chính Đinh Tiến Dũng cho rằng, rất khó khả thi khi để Hà Nội thực hiện như cũ vì các khoản thu về ngân sách TƯ đang giảm sút.

“Đưa vào cũng được nhưng cân nhắc, không thì nợ công sẽ tăng lên. Thưởng bằng tiền đi vay thì chắc là khó”, ông Dũng nói và mong Hà Nội chia sẻ với TƯ.

{keywords}
Chủ tịch QH Nguyễn Thị Kim Ngân và Phó chủ tịch QH Tòng Thị Phóng. Ảnh: VPQH

Trước giãi bày của Hà Nội, Chủ tịch QH Nguyễn Thị Kim Ngân hỏi Phó Chủ nhiệm UB Tài chính - Ngân sách Đinh Văn Nhã: “So với các nghị định cũ thì dự thảo nghị định mới đặc thù hay mở rộng hơn cho Hà Nội?”. Ông Nhã trả lời: Thiệt hơn so với hiện hành.

“Thế này thì Thủ đô sẽ phát triển như các tỉnh khác thôi, cứ từ từ đi lên, không vội được đâu”, bà Ngân nói.

Theo Chủ tịch QH, hơn ai hết, QH, UBTVQH hiểu và chia sẻ khó khăn về ngân sách với Chính phủ. Nhưng cần ban hành cơ chế đặc thù cho Hà Nội với điều kiện đúng luật, đúng thẩm quyền, có sự đột phá, để tạo ra sự đột phá mạnh mẽ cho thủ đô phát triển, còn nếu không thì thôi.

Phó chủ tịch QH Tòng Thị Phóng cũng cho rằng, nếu ban hành nghị định mới mà không có lợi cho Hà Nội thì nên cân nhắc.

Theo Chủ nhiệm UB Văn hóa, giáo dục, thanh thiếu niên và nhi đồng Phan Thanh Bình, nếu cần thì “thắt lưng, buộc bụng” để xây dựng Thủ đô to đẹp, đàng hoàng vì là bộ mặt của cả nước.

Kết luận, Phó chủ tịch QH Phùng Quốc Hiển đề nghị Chính phủ xây dựng nghị định nhưng phải bám sát điều 74 luật Ngân sách nhà nước và điều 21 luật Thủ đô để giúp Hà Nội có lợi thế hơn.

“Các đề nghị khác của Hà Nội, đề nghị Chính phủ xem xét như liên quan luật Đất đai, luật Đầu tư công, luật Xây dựng, luật Nhà ở... tạo điều kiện tháo gỡ khó khăn cho Hà Nội theo hướng phân cấp mạnh hơn cho TP”, ông Phùng Quốc Hiển nói và giao cơ quan liên quan hoàn thiện thông báo ý kiến của UBTVQH gửi Chính phủ.

Địa danh mới: Sông Hà Lội, biển Sài Ùm

Địa danh mới: Sông Hà Lội, biển Sài Ùm

Hà Nội, Sài Gòn chi hàng vạn tỷ để chống ngập mà mưa to, hoặc mưa trùng triều cường là ngập.

Cả làng lên Hà Nội bán kẹo lạc: Đường tắc đến thế kỷ sau

Cả làng lên Hà Nội bán kẹo lạc: Đường tắc đến thế kỷ sau

Nếu tiếp tục chỉ tập trung đầu tư cho thành phố, không có giải pháp quyết liệt thì đường Hà Nội sẽ còn tắc lâu dài.

Hà Nội: Dân trong ngõ túa ra, tắc đường là phải

Hà Nội: Dân trong ngõ túa ra, tắc đường là phải

Quy hoạch mới chỉ tính mặt phố, trong khi cư dân phần nhiều sống trong ngõ, muốn đi xe buýt thì xa, đi xe máy tiện hơn nhiều.

Thúy Hạnh