Các chất thải y tế, đặc chất thải nguy hại có thể ảnh hưởng tới môi trường sống, lây lan dịch bệnh. Vì vậy, quản lý rác thải y tế được quy định chặt chẽ trong Luật Môi trường năm 2020 và các thông tư hướng dãn của Bộ Y tế.

Hiện trên địa bàn tỉnh tổng chất thải rắn trong y tế khoảng hơn 2.300 tấn/năm. Hầu hết các cơ sở y tế đã bố trí bao bì, dụng cụ, thiết bị lưu chứa chất thải y tế để phục vụ công tác thu gom, phân loại. Việc thu gom, phân loại chất thải y tế, chất thải y tế đều đáp ứng yêu cầu.

Trong tỉnh có ba cụm xử lý chất thải y tế như: Cụm 1: Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hà Tĩnh với công suất 130kg/h Xử lý chất thải y tế nguy hại cho các cơ sở y tế trên địa bàn thành phố Hà Tĩnh và huyện Thạch Hà.

chat thai y te ha tinh.png
Các bệnh viện sẽ phân loại chất thải nguy hại và chất thải thông thường ngay từ nơi phát sinh chất thải. 

Cụm 2: Trung tâm Y tế huyện Hương Sơn xử lý chất thải y tế nguy hại cho các cơ sở y tế trên địa bàn huyện Hương Sơn và huyện Đức Thọ có công suất 35kg/h.

Cụm 3: Trung tâm Y tế thị xã Hồng Lĩnh xử lý chất thải y tế nguy hại cho các cơ sở y tế trên địa bàn thị xã Hồng Lĩnh và các huyện: Can Lộc, Nghi Xuân với công suất 35kg/h.

Ngoài ra còn các cơ sở tự xây dựng lò đốt tại cơ sở như trung tâm y tế huyện Vũ Quang, Bệnh viện Phổi… Một vài cơ sở khác thuê đơn vị có chức năng xử lý chất thải y tế nguy hại xử lý.

Tuy nhiên, quá trình thực hiện xử lý theo mô hình cụm còn phát sinh một số khó khăn, bất cập như chi phí xử lý bằng công nghệ không đốt theo mô hình cụm cao hơn nhiều so với chi phí xử lý của đơn vị bên ngoài. 

Một số chất thải y tế nguy hại không xử lý được theo cụm, như: vật sắc nhọn như dao mổ, kim tiêm, ống thủy tinh hay các chất thải giải phẫu mô cơ, rau thai hoặc bỉm sản phụ sau đẻ. Các chất thải nguy hại không lây nhiễm bao gồm bóng đèn huỳnh quang, pin, ắc quy, chai lọ đựng hóa chất có thành phần nguy hại không xử lý theo cụm trong khi đây là những loại chất thải y tế nguy hại chiếm tỷ lệ lớn.

Một số địa phương như Vũ Quang, Hương Khê, Lộc Hà... nằm xa đơn vị chủ cụm dẫn đến việc vận chuyển chất thải từ nơi phát sinh đến đơn vị chủ cụm để xử lý đòi hỏi chi phí lớn và tiềm ẩn nhiều rủi ro trong quá trình vận chuyển; mặt khác một số cơ sở y tế.

Vì vậy, trong giai đoạn từ năm 2020 – 2025, Hà Tĩnh đặt kế hoạch xử lý chất thải y tế nguy hại theo cụm theo hướng mới như áp dụng công nghệ không đốt hấp ướt kết hợp với nghiền cắt. Hiện, ngành y tế đầu tư  thiết bị tại 03 đơn vị Bệnh viện đa khoa tỉnh, Trung tâm Y tế thị xã Hồng Lĩnh và Trung tâm Y tế huyện Hương Sơn.

Đối với các loại chất thải y tế nguy hại không xử lý được theo công nghệ hấp không đốt của mô hình cụm thì các đơn vị trong cụm có thể xử lý chất thải y tế nguy hại cho đơn vị mình tại chỗ bằng lò đốt. Trong trường hợp lò đốt hoạt động hiệu quả, đơn vị phải phối hợp với cơ quan môi trường quan trắc định kỳ nằm trong giới hạn cho phép và đáp ứng các tiêu chuẩn theo quy định.

Còn các cơ sở y tế không thuộc mô hình cụm có thể tự xử lý chất thải y tế nguy hại bằng công trình xử lý tại chỗ đảm bảo theo quy định hoặc hợp đồng thuê đơn vị khác.

Sở Y tế tỉnh Hà Tĩnh sẽ tăng cường công tác tập huấn bồi dưỡng trình độ của cán bộ làm công tác quản lý chất thải y tế để đáp ứng 100% chất thải y tế phải được thu gom, phân loại riêng theo quy định ngay tại nguồn phát sinh. Các bệnh viện, cơ sở y tế phân công lãnh đạo phụ trách về công tác quản lý chất thải y tế và 01 khoa, phòng hoặc cán bộ chuyên trách về công tác quản lý chất thải y tế của cơ sở.

Phương Thúy và nhóm PV, BTV