Covid-19 và những nguy cơ phải đối mặt

Sự xuất hiện của đại dịch Covid-19 khiến cả thế giới nhận ra các vấn đề có tính hệ thống, từ môi trường, đến tỷ lệ thất nghiệp và bất bình đẳng tăng cao, kỹ năng quản trị rủi ro chưa tốt,...

Về mặt môi trường, Covid-19 góp phần khiến cho nguy cơ ô nhiễm môi trường - một trong những vấn đề toàn cầu - được đẩy lên cao. Bên cạnh đó, tỷ lệ thiếu hụt việc làm cùng bất bình đẳng là một trong những vấn đề đang được xã hội quan tâm nhằm nhanh chóng khôi phục kinh tế đất nước, hướng đến xã hội tiến bộ. Mặt khác, đại dịch Covid-19 đã cho thấy được nhiều vấn đề quản trị đối với doanh nghiệp Việt Nam. Quản trị tốt cùng trang bị khả năng ứng phó sẽ giúp doanh nghiệp hoạt động thuận lợi trong điều kiện bình thường và vượt qua các giai đoạn khó khăn, hướng đến phát triển bền vững.

Trong bối cảnh khó khăn chung do đại dịch tác động trực tiếp lên mọi mặt, xu hướng ESG nói riêng và phát triển bền vững nói chung đã và đang được các doanh nghiệp quan tâm.

Đầu tư cho phát triển bền vững

ESG - thuật ngữ viết tắt của Environmental, Social & Governance, tạm dịch là Môi Trường, Xã Hội & Quản Trị Minh Bạch - là một bộ tiêu chí để đo lường các yếu tố liên quan đến phát triển bền vững và ảnh hưởng của doanh nghiệp đến cộng đồng.

Theo đánh giá của chuyên gia Trường Chính sách Công và Quản lý Fulbright, dòng đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) chất lượng chú trọng vào việc tuân theo các tiêu chí ESG đã trở thành xu hướng tất yếu. Hơn nữa, trong nền kinh tế toàn cầu hóa hiện đại, người tiêu dùng đóng vai trò quan trọng, họ ngày càng yêu cầu các sản phẩm được sản xuất tại các quốc gia coi trọng ESG

SCG đã áp dụng chiến lược ESG 4 Plus, bao gồm bốn hướng tiếp cận: Hướng đến phát thải ròng bằng không, Phát triển Xanh, Giảm bất bình đẳng, Thúc đẩy sự hợp tác, phù hợp với các Mục tiêu Phát triển Bền vững của Liên hiệp quốc (SDGs) và chiến lược Nền kinh tế BCG (nền kinh tế Xanh, Tuần Hoàn và Sinh học) của chính phủ Thái Lan.

Trước những yếu tố đó, nhiều tập đoàn, doanh nghiệp lớn tiên phong cũng ngày càng quan tâm đến ESG. Với mục tiêu chung tay hướng đến phát triển bền vững, tập đoàn SCG đã tuyên bố chiến lược ESG 4 Plus, gồm bốn cách tiếp cận: Hướng đến phát thải ròng bằng không (Set Net Zero), Phát triển Xanh (Go Green), Giảm bất bình đẳng (Reduce Inequality), Thúc đẩy sự hợp tác (Embrace Collaboration).

Với chiến lược nhạy bén này, SCG đã ghi nhận kết quả đã giảm lượng phát thải khí nhà kính còn 1,3 triệu tấn CO2 trong năm 2021 (giảm 4,1% so với cùng kỳ năm 2020). Mặt khác, tập đoàn đang vô cùng nỗ lực để tạo nên những sáng kiến mới thân thiện môi trường với các giải pháp như SCG Green Choice, CPAC Green Solution, SCG Green Polymer và bao bì có thể tái chế hay phân hủy sinh học 100%.

Đối với vấn đề bất bình đẳng - một trong những mục tiêu phấn đấu của các quốc gia trên thế giới nhằm hướng đến một xã hội tiến bộ và phát triển bền vững - SCG quan tâm và đặt mục tiêu tạo ra việc làm cho 20.000 lao động theo yêu cầu của thị trường.

Tại SCG, nhằm hướng đến sự công bằng, minh bạch và có trách nhiệm, tập đoàn đã chú trọng truyền tải các giá trị về ESG 4 Plus đến tập thể nhân viên, từ đó xây dựng sự ổn định dựa trên nền tảng văn hóa doanh nghiệp.

Đào tạo bao gồm nâng cao kỹ năng cho các tài xế xe tải thông qua Trường Phát triển Kỹ năng cung cấp cơ hội việc làm cho thợ sửa xe thông qua ứng dụng Q-Chang.

Từ những nỗ lực tích cực và các kết quả khả quan, năm 2021, các DN thành viên SCG: Công ty Cổ Phần Xi Măng Sông Gianh, Công ty TNHH giấy Kraft Vina, Công ty TNHH Ngói bê tông SCG (Việt Nam), Công ty Cổ phần Đầu tư & Công nghiệp Bửu Long và Công ty Cổ phần nhựa Bình Minh được vinh danh trong Top 100 doanh nghiệp bền vững theo Chương trình đánh giá, công bố doanh nghiệp bền vững tại Việt Nam. Ngoài ra, Công ty TNHH Giấy Kraft Vina còn được vinh danh với giải thưởng bình đẳng giới tại nơi làm việc.

Với mong muốn kêu gọi các tổ chức cùng chung tay thúc đẩy ESG, hướng đến phát triển bền vững, Ông Roongrote Rangsiyopash, Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành tập đoàn SCG chia sẻ: “ESG 4 Plus sẽ là sứ mệnh cốt lõi mà chúng tôi luôn hướng đến nhằm ứng phó tốt hơn với các cuộc khủng hoảng và duy trì xã hội, dưới tinh thần chung của ESG. Tuy nhiên, DN không thể vượt qua khủng hoảng một mình, chúng tôi kêu gọi tất cả các bên cùng chung tay cho một thế giới tốt đẹp hơn, để truyền lại cho các thế hệ tiếp theo. Hãy bắt đầu cùng nhau, vì chúng ta, vì một thế giới bền vững”.

Hoàng Sơn

Tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững

Ðề án phát triển nông nghiệp hữu cơ giai đoạn 2020 - 2030 đã cụ thể hóa việc tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững.