Vào thứ Năm, cuộc họp cổ đông của Facebook diễn ra thường niên đã nảy sinh vấn đề. Nhiều cổ đông muốn giảm sự ảnh hưởng của Zuckerberg đối với Facebook bằng việc tái cơ cấu lại bộ máy cổ đông, hay ít nhất là rà soát lại bộ máy này... Nhưng đều không có tác dụng.
Người ta dấy lên lo ngại rằng quyền lực của Zuckerberg ở Facebook là quá lớn và sẽ có thể có những ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của công ty
Những vụ bê bối gần đây, như Cambridge Analytica, hay việc can thiệp của Nga vào cuộc bầu cử ở Mỹ thông qua Facebook khiến Zuckerberg phải ra điều trần với Quốc hội Mỹ hết lần này đến lần khác. Người ta không thấy ở ông một giải pháp cho những vụ lùm xùm quanh Facebook.
Một cổ đông đã hỏi trong một cuộc họp hồi năm ngoái rằng ông đã bao giờ nghĩ đến việc "nhường ghế" cho những người xứng đáng hơn chưa? Ông chủ Facebook nói vòng vo về nhiều về sự cần thiết phải có những quy định của Chính phủ, một khuôn khổ rõ ràng hơn cho các công ty truyền thông và những biện pháp Facebook đang tiến hành để giải quyết vấn đề bảo mật riêng tư vào thời điểm hiện tại. Nhưng khi được cổ đông đó nhắc về một câu trả lời rõ ràng có hay không, ông nhắc lại yêu cầu là mỗi người 1 câu hỏi và từ chối trả lời.
Bí mật về hệ thống cổ đông chuyên quyền: Tại sao chỉ mình Zuckerberg mới có "tiếng nói cuối cùng" trong những hội nghị cổ đông?
Cổ đông trong các công ty đã chào bán cổ phiếu ra công chúng có những quyền rõ ràng liên quan đến đầu tư, bao gồm những quyền bầu cử cho những vấn đề liên quan đến vận hành, thành viên ban điều hành, vấn đề sáp nhập và mua lại. Thông thường, một cổ phiếu thì tương ứng với 1 lá phiếu, nhưng ở Facebook thì không phải vậy.
Facebook tồn tại một hệ phân cấp gồm nhóm A và nhóm B nhằm xếp loại cổ đông. Nhóm A dành cho những nhà đầu tư thông thường và họ được 1 lá phiếu cho mỗi cổ phiếu. Với nhóm B thực chất được điều khiển bởi Zuckerberg và mang những quyền lợi lớn dù chỉ là nhóm nhỏ những nhà đầu tư. Mỗi cổ phiếu nhóm B tương ứng 10 lá phiếu.
Theo những gì được thống kê bởi CNBC năm ngoái, Zuckerberg và những cổ đông luôn về phe ông điều khiển 70% những cổ phiếu được quyền vote của Facebook, trong đó Zuckerberg kiểm soát đến 60%. Vậy nên hãy hiểu vì sao mỗi hoạt động của công ty, Zuckerberg đều có quyền quyết định cuối cùng.
Không bất ngờ khi mà vào thứ 5, những đề nghị của cổ đông đều thất bại, bởi đó là những vấn đề liên quan đến hệ thống cổ đông.
Một đề xuất về việc nên kiểm tra kỹ lưỡng toàn bộ hệ thống cổ đông của Facebook, nhờ vậy mỗi cổ đông có thể có những quyền lợi tương đương và "sân sau" của Zuckerberg cũng biến mất. Nhưng tất nhiên là những đề xuất này không được xét đến trong bất kỳ một cuộc họp cổ đông nào.
Có thể Zuckerberg không phải là cốt lõi gây nên những vấn đề của Facebook nhưng cũng chẳng phải là giải pháp
Dưới dự lãnh đạo của Zuckerberg, Facebook đã vướng vào rất nhiều lỗi sai và lùm xùm... Tuy đã có những lời xin lỗi được đưa ra nhưng những khiếm khuyết của ban quản lý công ty thì chẳng được giải quyết: Mới tuần trước, Facebook đã phát hiện và phải xóa 2,2 tỷ tài khoản giả mạo trong hệ thống chỉ 3 tháng đầu năm. Thêm nữa, nhiều video nội dung sai lệch vẫn được Facebook cho phép đăng tải.
"Hệ sinh thái của Facebook gia tăng chóng mặt, nhưng chính nó mới là vấn đề", Charles Elson, giám đốc của Trung tâm quản trị doanh nghiệp Weinberg nhận xét.
Alex Stamos, một cựu lãnh đạo an ninh ở Facebook, nói hồi đầu tháng này rằng Zuckerberg có quá nhiều quyền năng và ông ta cần phải từ bỏ 1 số trong chúng. "Ông ta nên tuyển 1 CEO, người đảm bảo rằng mọi vấn đề cả nội bộ minh bạch và biết ứng phó với bên ngoài".
Nhưng cuộc họp cổ đông hôm thứ 5 cho thấy Zuckerberg không có kế hoạch cho việc này.
Thật vậy, tất nhiên là Mark sẽ không bỏ phiếu để tước đi sức mạnh của mình.