- Tôi làm hộ chiếu trùng với số chứng minh thư cũ. Nay tôi làm thẻ căn cước công dân theo số mới, hủy chứng minh thư cũ đi. Vậy tôi muốn đi nước ngoài thì có cần phải làm lại hộ chiếu không? Thủ tục cần những gì? Xin luật sư cho biết thêm một số thông tin về thẻ căn cước công dân có điểm gì khác biệt với chứng minh nhân dân?

TIN BÀI KHÁC

{keywords}
Hộ chiếu có cần trùng khớp với chứng minh thư? (Ảnh minh họa)

Thứ nhất: Thủ tục cấp đổi hộ chiếu.

Để thông tin được thống nhất giữa thẻ căn cước và hộ chiếu bạn có thể đề nghị cấp đổi hộ chiếu mới. Thông tư số 27/2007/TT- BCA ngày 29/11/2007 của Bộ Công an hướng dẫn việc cấp, sửa đổi, bổ sung hộ chiếu phổ thông ở trong nước và Thông tư số 10/2006/TT-BCA ngày 18/9/2006 của Bộ Công an hướng dẫn thực hiện Quy chế cấp và quản lý thẻ đi lại của doanh nhân APEC được sửa đổi bổ sung Thông tư 07/2013/ TT- BCA.

“2. Hồ sơ đề nghị sửa đổi, bổ sung hộ chiếu (điều chỉnh họ và tên, ngày, tháng, năm sinh, nơi sinh, giới tính, số giấy chứng minh nhân dân trong hộ chiếu; bổ sung trẻ em dưới 9 tuổi vào hộ chiếu của mẹ hoặc cha):

- Trường hợp điều chỉnh họ và tên, ngày, tháng, năm sinh, nơi sinh, giới tính, số giấy chứng minh nhân dân thì nộp 01 bộ hồ sơ gồm 01 tờ khai Mẫu X01, kèm theo giấy tờ chứng minh sự điều chỉnh đó;

- Trường hợp bổ sung trẻ em dưới 9 tuổi vào hộ chiếu của mẹ hoặc cha thì nộp thêm 02 ảnh cỡ 3cm x 4cm của trẻ em đó. Việc khai và xác nhận tờ khai thực hiện theo quy định tại tiết a điểm 1 Mục I của Thông tư này.

Hộ chiếu đề nghị sửa đổi còn thời hạn ít nhất 1 năm.

3. Cách thức nộp hồ sơ và nhận kết quả:

a. Người đề nghị cấp hộ chiếu có thể nộp hồ sơ và nhận kết quả theo một trong 3 cách sau đây:

- Trực tiếp nộp hồ sơ và nhận kết quả:

+ Tại phòng Quản lý xuất nhập cảnh Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đối với trường hợp cấp lần đầu, cấp lại, sửa đổi, bổ sung hộ chiếu. Tờ khai không phải xác nhận của Công an xã, phường, thị trấn nơi thường trú hoặc tạm trú; trường hợp bổ sung trẻ em dưới 9 tuổi vào hộ chiếu của mẹ hoặc cha thì thực hiện theo quy định tại điểm 2 Mục I của Thông tư này;

Khi nộp hồ sơ phải xuất trình giấy chứng minh nhân dân còn giá trị sử dụng, nếu tạm trú phải xuất trình thêm sổ tạm trú do cơ quan có thẩm quyền cấp quy định tại Thông tư số 52/2010/TT-BCA ngày 30 tháng 11 năm 2010 của Bộ Công an để kiểm tra, đối chiếu.

Thứ hai: Quy định về thẻ căn cước công dân.

Luật căn cước công dân 2014 có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2016.

Thẻ căn cước công dân được cấp cho công dân Việt Nam từ đủ 14 tuổi được cấp thẻ Căn cước công dân. Số thẻ Căn cước công dân là số định danh cá nhân.Thẻ Căn cước công dân là giấy tờ tùy thân của công dân Việt Nam có giá trị chứng minh về căn cước công dân của người được cấp thẻ để thực hiện các giao dịch trên lãnh thổ Việt Nam. Thẻ Căn cước công dân được sử dụng thay cho việc sử dụng hộ chiếu trong trường hợp Việt Nam và nước ngoài ký kết điều ước hoặc thỏa thuận quốc tế cho phép công dân nước ký kết được sử dụng thẻ Căn cước công dân thay cho việc sử dụng hộ chiếu trên lãnh thổ của nhau. Chứng minh nhân dân đã được cấp trước ngày Luật này có hiệu lực vẫn có giá trị sử dụng đến hết thời hạn theo quy định; khi công dân có yêu cầu thì được đổi sang thẻ Căn cước công dân.

Tư vấn bởi Luật sư Phạm Thị Bích Hảo, Công ty luật TNHH Đức An, Thanh Xuân, Hà Nội.

Bạn đọc muốn gửi các câu hỏi thắc mắc về các vấn đề pháp luật, xin gửi về địa chỉ banbandoc@vietnamnet.vn (Xin ghi rõ địa chỉ, số điện thoại để chúng tôi tiện liên hệ)

Ban Bạn đọc