Ngày nay, trong lĩnh vực mỹ thuật gốm sứ, tên tuổi của hoạ sĩ, đại sư Hồng Đức Thanh đã trở thành một biểu tượng của nghệ thuật gốm sứ Việt Nam.
Bút pháp của Hồng Đức Thanh kế thừa và phát triển thăng hoa trường phái hội hoạ Lĩnh Nam Phái. Ông đã đạt đến sự thống nhất giữa thân và tâm. “Tự tâm sinh ý - Tự ý xuất bút, bút theo tâm, phía trước di chuyển”. Chính vì thế, tác phẩm của ông pha trộn màu sắc một cách tự nhiên, không cần vẽ nháp, thư pháp trơn tru, vẽ liền một mạch.
Đặc biệt, mới đây, họa sĩ Hồng Đức Thanh còn được biết đến là người đã sáng chế ra kỹ thuật đặc biệt có thể vẽ trực tiếp trên ấm tử sa.
Đây là một loại ấm pha trà làm bằng đất nung ở nhiệt độ cao, không tráng men. Tên gọi “tử sa” vì nó thường có màu tím, xuất phát từ vùng Nghi Hưng (Giang Tô, Trung Quốc). Đặc biệt, ấm không tráng men, giúp giữa lại sự thẩm thấu tự nhiện giữa nước trà pha và chất đất.
Tuy nhiên, chính điểm đặc biệt này đã khiến việc vẽ trên ấm tử sa trở thành thách thức lớn đối với các đại sư. Theo nhà sưu tầm Vũ Quốc Đại, kỹ thuật vẽ trên ấm tử sa rất khác với việc vẽ trên sứ. Bởi các sản phẩm bằng sứ đều có lớp men tráng trên bề mặt. Vì vậy, lớp men này sẽ là nơi giúp men vẽ bám dính và kết tủa tốt.
Đối với ấm tử sa, do đặc thù của sản phẩm này là không tráng men nên họa sĩ Hồng Đức Thanh phải dày công nghiên cứu ra một loại dầu đặc biệt và tận dụng khí khổng hai chiều để tạo ra sự kết dính mà không làm ảnh hưởng đến khí khổng.
Cấu tạo khí khổng kép chính là bí quyết giúp ấm tử sa có độ xốp phù hợp và khả năng hấp thụ cao, dẫn đến đặc điểm nổi trội của sản phẩm này là càng dùng càng nhuận ấm và sáng bóng như ngọc.
Đặc biệt, tỷ lệ vỡ hỏng rất cao vì thế càng khiến việc vẽ và nung một tác phẩm ấm tử sa trở nên rất khó khăn.
Bởi đặc điểm của đất tử sa là chứa nhiều khoáng và tạp chất, vì thế, trong quá trình nung khoáng và tạp chất đó sẽ bị đẩy ra bên ngoài, rất dễ gây nứt và vỡ nếu như không kiểm soát tốt nhiệt độ nung. Tỷ lệ vỡ hỏng có thể lên đến 70-80%.
Một số tác phẩm nổi bật của họa sĩ Hồng Đức Thanh trên ấm tử sa.
Được biết, đất tử sa bản thân đã là một tác phẩm nghệ thuật và được coi như là quốc bảo của Trung Hoa. Là người luôn muốn thử thách kỹ thuật của mình trên tất cả các chất liệu, do đó, họa sĩ Hồng Đức Thanh quyết tâm chinh phục loại vật liệu đặc biệt này. Nếu không am hiểu về nghệ thuật và kỹ thuật thì khả năng thất bại là rất lớn. May mắn, ông đã thử nghiệm thành công.
Một trong số các tác phẩm nổi bật của ông là Phú Quý Đoàn Viên với hình ảnh hoa mẫu đơn trên ấm tử sa tạo hình gà Kim kê hồ. Đây là một chủ đề về gia đình hạnh phúc, no ấm và phú quý được sử dụng rộng rãi trong rất nhiều loại hình nghệ thuật truyền thống.
Mai Lan