"Thời điểm này là  một thử thách rất lớn cho chúng ta, nhưng không phải giai đoạn khó khăn nhất trong những cuộc đấu tranh ngoại giao. Trong lịch sử, từng có lúc chúng ta ở vào cái thế ngàn cân treo sợi tóc", Nguyên Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Phú Bình chia sẻ những bài học về đấu tranh bảo vệ chủ quyền theo đường lối đối ngoại.

Ông Nguyễn Phú Bình chia sẻ:

Hơn một tháng qua kể từ khi giàn khoan Hải Dương hạ đặt trái phép trên lãnh thổ VN, chúng ta đã chứng kiến sự đoàn kết của toàn dân tộc, của nhân dân trong nước và kiều bào ở nước ngoài. Khi Tổ quốc đứng trước thách thức thì tất cả đều đã xuống đường tỏ thái độ và tìm những biện pháp để cùng góp sức với chính phủ và người dân trong nước trong đấu tranh bảo vệ chủ quyền.

Trong chiến tranh chống Pháp, chống Mỹ, nếu không có sự ủng hộ của nhân dân thế giới thì có thể chúng ta không dễ dàng chiến thắng đến thế. Dù trong thời đại này, rất khó để một quốc gia nào đó sẽ lên tiếng ủng hộ ta hoàn toàn theo kiểu tuyên bố chắc nịch như "Hoàng Sa là của Việt Nam, không phải của Trung Quốc", vì mỗi quốc gia đều có những lợi ích riêng của mình nhưng hành động gây hấn đầy hung hăng của Trung Quốc đã được các nhà báo Việt Nam và nhà báo quốc tế chứng kiến ngay tại hiện trường trên biển Đông. Việc Việt Nam chủ động công bố thông tin trong khi Trung Quốc há miệng mắc quai đã giúp chúng ta tranh thủ được sự ủng hộ của thế giới.

Thế nên, tôi muốn nhấn mạnh là cho dù quân sự và kinh tế chưa bao giờ là thế mạnh của Việt Nam, nhưng không có nghĩa là chúng ta yếu thế hơn Trung Quốc.

Là một nhà ngoại giao, ông nhìn nhận gì về cách người dân đang biểu lộ tình yêu nước và việc chúng ta tranh thủ tình cảm cũng như sự ủng hộ của bạn bè quốc tế?

Từ đầu chúng ta đã chủ trương thực hiện những biện pháp ngoại giao hoà bình thông qua việc sử dụng dư luận từ quần chúng nhân dân trong nước và dư luận nước ngoài.

Về lý mà nói, tất cả những điều Trung Quốc nêu ra là phi lý.

Tôi đã từng đối thoại với Trung Quốc. Họ đưa ra lập luận: Việt Nam cho rằng đó là của Việt Nam.  Trung Quốc cho rằng đó là của Trung Quốc, và nói như vậy thì có nghĩa đó là vùng tranh chấp. Nghĩa là họ cứ bảo họ có quyền ở đâu thì họ cho là có tranh chấp ở đó.  Như vậy là họ bất chấp quy định về luật pháp quốc tế, chỉ dựa trên lời nói suông.

Khi đó, trước lý lẽ của TQ, tôi đã nói: Hoàng Sa là của Việt Nam và do Việt Nam quản lý và Trung Quốc chiếm của Việt Nam. Vậy tại sao bây giờ Việt Nam bảo của Việt Nam, Trung Quốc bảo của Trung Quốc mà các ông lại bảo bất di bất dịch đó là của Trung Quốc là thế nào?  Tự các ông đã mâu thuẫn với chính mình. Thế nên tất cả những điều Trung Quốc nêu ra là phi lý.

Tuy nhiên chúng ta vẫn kiên trì đấu tranh. Bạn bè có thể thay đổi, nhưng láng giềng không thể thay đổi. Hàng nghìn năm chúng ta sống với nhau, có những lúc quan hệ hai nước thăng trầm, nhưng nếu tỉnh táo ra, thì hãy chung sống với nhau hoà bình, để tôi yên, anh cũng yên, hai bên cùng yên. Thế tốt hơn là xích mích với nhau.

Chứ tôi không ủng hộ chuyện tẩy chay hang hóa. Như người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Hải Bình đã nói: tất cả những hoạt động quan hệ với TQ vẫn bình thường. Bởi vì đây là mối quan hệ giữa hai quốc gia.

Những người làm ngoại giao như chúng tôi mỗi lần tiếp xúc với Trung Quốc đều cảm thấy vô cùng ức chế, nhưng chúng tôi vẫn phải tâm niệm rằng đại cục mới là quan trọng nhất.

Lĩnh vực nào đấu tranh thì chúng ta đấu tranh, còn lĩnh vực nào hợp tác chúng ta vẫn phải hợp tác, vì giữa hai nước chưa hề xảy ra tình trạng chiến tranh.  Việc tẩy chay họ có thể dẫn đến những cái bất lợi và mất mát cho chúng ta.

Việc tẩy chay thể hiện sự ấu trĩ và tinh thần dân tộc cực đoan, hẹp hòi mà chúng ta nên phê phán.  Nếu chúng ta tẩy chay hàng hoá độc hại, hàng hoá kém chất lượng thì tôi đồng ý. Mà việc đó chúng ta phải làm từ lâu, làm mỗi ngày chứ không phải khi có chuyện xảy ra mới tính đến.

{keywords}
Ông Nguyễn Phú Bình. Ảnh: Lan Hương

Theo dõi các hoạt động trên biển Đông suốt tháng qua, với một chuỗi các hành vi hung hăng gây hấn, đâm chìm tàu cá của ta, ông có nghĩ rằng chuỗi hành vi đó dường như ngày càng quyết liệt hơn?

Thời điểm này phải nói là một thử thách rất lớn với chúng ta.

Nhưng, không phải là giai đoạn khó khăn nhất của chúng ta so với những cuộc đấu tranh ngoại giao trước đây. Trong lịch sử, có những lúc chúng ta còn ở cái thế ngàn cân treo sợi tóc, căng thẳng hơn nhiều chứ.

Như thời điểm năm 1979. Trước khi cả thế giới công nhận chúng ta có công ở Campuchia, chúng ta đã bị nhìn khác đi sau khi giúp bạn tiêu diệt chế độ diệt chủng. Khi đó tôi làm Chánh văn phòng cho Bộ trưởng Nguyễn Cơ Thạch, tôi chứng kiến mỗi lần ông đi LHQ về là một lần mệt mỏi.

Chúng ta chỉ được hơn hai chục phiếu ủng hộ và phải đối mặt với cả trăm phiếu phản đối. Nó tác động rất nhiều đến nội bộ của chúng ta: nào là bị cấm vận, kinh tế kiệt quệ và nhiều khó khăn khác không thể kể xiết...

Nhưng chúng ta vẫn vượt qua sự cô lập đó bằng con đường ngoại giao kiên trì, khéo léo.

Người Việt Nam có câu "thêm bạn bớt thù". Trong cuộc đấu tranh theo đường lối ngoại giao lúc này, theo ông, chúng ta cần lưu ý những điều gì?

Thêm bạn bớt thù là cách rất có lợi cho đại cục.

Ngoài ra,  chúng ta không nên coi tất cả cái quốc gia ấy, tất cả người dân trong quốc gia ấy đều là thù địch. Ngay cả khi ta đấu tranh với người Pháp thì Bác Hồ vẫn sang Pháp học và làm việc và Người coi nhân dân Pháp là bạn.

Chúng ta đấu tranh với chính phủ Mỹ, nhưng chúng ta vẫn coi nhân dân Mỹ là bạn của chúng ta. Chính vì thế chúng ta đã phân hoá được nội bộ nước Pháp, nước Mỹ. Cuộc chiến ở Việt Nam đã lan đến nước Mỹ,  làm tê liệt sức mạnh của quân đội Mỹ.

Phương tiện thông tin bây giờ tốt hơn ngày xưa. Chúng ta có thể tranh thủ được mạng xã hội,  mỗi công dân có thể thể hiện tình yêu nước bằng cách gửi đi những thông điệp cho đất nước mình. Bằng cách đó, để lôi kéo them những người bạn TQ và nhân dân TQ hiểu chính nghĩa và ủng hộ Việt Nam.

Việc này không dễ dàng vì ở đâu cũng có những người cực đoan.Với chính sách bưng bít thông tin, nhiều người Trung Quốc không hiểu được sự thật. Nhưng tôi tin khi họ biết được sự thật, thì họ cũng sẽ đứng về phía chính nghĩa.

Khi một người Trung Quốc đi đến đâu cũng bị nhìn với ánh mắt nghi kị, thì dần dần qua thời gian họ sẽ phải hiểu vì sao họ lại phải chịu ánh mắt đó, cũng như phải thay đổi nó. Người Trung Quốc cũng có những tác phẩm như "người Trung Quốc xấu xí", nghĩa là tự họ cũng biết nhìn lại mình.

Cũng đừng nghĩ rằng mọi người Trung Quốc đều ủng hộ chính phủ của họ. Như nhà nghiên cứu người Trung Quốc Lý Lệnh Hoa, ngay từ đầu ông ấy đã đứng về phía chúng ta. Bên cạnh đó, không ít người Trung Quốc đã lên án chính phủ của mình.

Thời đại này đã khác. Không dễ để bưng bít những thông tin, những hành động xấu xa. Trung Quốc cũng đang có quá nhiều vấn đề cần giải quyết trong chính nội bộ đất nước họ. Nếu sa vào chuyện này, nó có thể làm phân tâm sức mạnh giải quyết nội bộ và gây ra những tốn kém không cần thiết. Những việc họ đang làm sẽ không tốt đẹp gì cho hình ảnh của họ. Người Trung Quốc sẽ phải hiểu họ không thể cứ sống trong bối cảnh các nước xung quanh cô lập và nhìn mình với con mắt đề phòng được!

Xin cảm ơn ông!

Hân Hương

 

Tin bài liên quan:

Các vua VN đều quan tâm khẳng định chủ quyền

Các vị vua chúa Việt Nam rất quan tâm khẳng định chủ quyền tại 2 quần đảo Trường Sa, Hoàng Sa một cách lâu dài, ổn định. Đặc biệt là vua Minh Mạng.

Chủ quyền Hoàng Sa - Trường Sa trong chính sử

Tính đến nay, tài liệu cổ được coi là mô tả chi tiết và cụ thể nhất về Hoàng Sa là sách Phủ biên tạp lục của Lê Quý Đôn.

Kiện Trung Quốc: Ai quyết định thành, bại

  Nhân chứng chính là nhân tố làm nên sự khác biệt chung cuộc trong vụ kiện tại cơ quan tài phán quốc tế.

Việt Nam trước địa chính trị của biển Đông

 Trong suốt tiến trình lịch sử, về lợi ích kinh tế, Việt Nam chưa bao giờ tận dụng được vị thế địa chính trị của biển Đông

Bắc Kinh gây bất hòa với nhiều "bạn bè" xưa

 Bắc Kinh đang sử dụng các đội tàu đánh cá và tàu bán quân sự cho các mục đích địa chính trị bằng cách theo đuổi chiến lược “đánh bắt, bảo vệ, tranh chấp, và độc chiếm”.

Kiện Trung Quốc: Kịch bản nào cho Việt Nam?

Sử dụng công luận và công cụ pháp lý hiệu quả sẽ mở ra khả năng sử dụng các cơ quan tài phán quốc tế để giải quyết tranh chấp, các tuyên bố yêu sách vô lý không tuân thủ Công ước Luật Biển 1982.

Việt Nam học được gì từ vụ Philippines kiện TQ?

Bước đi táo bạo của Philippines khi khởi kiện TQ ra tòa án Trọng tài có thể giúp VN những bài học kinh nghiệm hữu ích trong cuộc đấu tranh pháp lý với TQ về vấn đề biển Đông.

Mỹ và các nước sẽ xem xét các biện pháp trừng phạt TQ

 Nếu Trung Quốc phản đối điều này và không tham gia các cuộc hội đàm để giải quyết vấn đề một cách hòa bình, Mỹ sẽ cùng với các bên liên quan khác xem xét các biện pháp trừng phạt Trung Quốc.

Kế sách khôn ngoan của Philippines với TQ

Philippines không những bảo vệ các yêu sách của mình theo luật pháp quốc tế; mà còn áp dụng nó để thách thức các yêu sách của TQ trên các diễn đàn khác nhau.

Mang chứng cứ chủ quyền Hoàng Sa "đi Tây"

Giáo sư, Tiến sỹ Nguyễn Quang Ngọc kể chuyện: có những chứng cứ, bằng chứng được chính người xem triển lãm cung cấp thêm cho Ban Tổ chức triển lãm, và những tài liệu đó rất có giá trị.