“Israel không cho phép Đức bán tên lửa Spike cho Ukraine. Spike được sản xuất ở Đức dưới sự cho phép của Israel, và Tel Aviv có thẩm quyền phê duyệt xuất khẩu với loại tên lửa chống tăng này cho nước thứ ba. Chúng tôi lo ngại rằng binh sĩ Nga sẽ thiệt mạng bởi vũ khí có nguồn gốc từ Israel, và điều này có thể khiến Moscow có những động thái gây hại cho lợi ích an ninh quốc gia của Tel Aviv”, một quan chức quân sự Israel giấu tên nói với trang tin Axios hôm 25/5.

Một binh sĩ Đức và bệ phóng tên lửa Spike LR. Ảnh: Military Today

Tên lửa chống tăng có điều khiển Spike ‘mũi nhọn’ được công ty quốc phòng tiên tiến Rafael của Israel thiết kế và phát triển trong những năm cuối thập niên 1970. Tính tới năm 2017, đã có hơn 28.500 tên lửa được sản xuất. Trong đó, số tên lửa được chế tạo ở Đức theo giấy phép của Israel là 6.000 quả.

Phiên bản NLOS của tên lửa Spike. Ảnh: Military Today

Dữ liệu quân sự từ trang Military Today cho thấy, phiên bản đầu của Spike sử dụng hệ thống điều khiển laser bán tự động SACLOS, tức xạ thủ sẽ chiếu tia laser và cho phép tên lửa bám theo tia laser đó đến vị trí mục tiêu. Về sau, các nhà khoa học thuộc Tập đoàn quốc phòng Rafael đã cho ra mắt nhiều phiên bản Spike cải tiến hơn và hoạt động theo nguyên lý “bắn và quên”.

Một tổ hợp chiến đấu của phiên bản Spike LR. Ảnh: Military Today 

Những phiên bản tên lửa Spike thuộc thế hệ sau sử dụng đầu đạn nổ lại (Tandem), tức sau khi liều thứ nhất ở đầu tên lửa phát nổ khiến giáp ERA lắp trên xe tăng tại chỗ đó mất tác dụng phòng vệ thì liều nổ thứ hai của đạn sẽ bắn vào phần giáp xe tăng không còn được che chắn, và khiến cho xe tăng đối phương hư hại nặng. Nhiều cuộc thử nghiệm của quân đội Israel cho thấy, liều nổ thứ hai của Spike đủ khả năng xuyên qua 0,7-0,9m thép đồng nhất tùy theo phiên bản.

Thông số các phiên bản của tên lửa chống tăng Spike. Nguồn: Military Today

Video: Sơ lược phiên bản Spike LR trong biên chế quân đội Đức. Nguồn: DefenseWebTV   

Tuấn Trần