{keywords}
Thứ trưởng Bộ TT&TT Phạm Anh Tuấn cùng các đại biểu thực hiện nghi thức khai trương Trung tâm một cửa hỗ trợ Chính phủ điện tử. (Ảnh ICTnews)

Lễ khai trương Trung tâm một cửa hỗ trợ triển khai Chính phủ điện tử sáng 29/11 có sự tham dự của Thứ trưởng Bộ TT&TT Phạm Anh Tuấn.

Chia sẻ về lý do xây dựng và đưa vào vận hành Trung tâm một cửa hỗ trợ triển khai Chính phủ điện tử, đại diện Cục Tin học hóa - Bộ TT&TT cho biết, đẩy mạnh phát triển Chính phủ điện tử là việc làm cấp thiết hiện nay của cơ quan nhà nước các cấp để cải cách hành chính, nâng cao năng suất, hiệu quả hoạt động, cung cấp thông tin, dịch vụ cho người dân và doanh nghiệp tốt hơn, tạo sự minh bạch, nhanh chóng, hướng tới xây dựng “Chính phủ kiến tạo, liêm chính, hành động, phục vụ nhân dân”.

Cùng với sự phát triển Chính phủ điện tử, nhiều vấn đề vướng mắc, khó khăn, những câu hỏi cần giải đáp về Chính phủ điện tử tại các cơ quan nhà nước cũng tăng theo tỷ lệ thuận. Tuy nhiên, việc xin ý kiến, hỏi đáp hay đóng góp ý kiến về Chính phủ điện tử đối với các cơ quan có thẩm quyền chủ yếu vẫn là trao đổi trực tiếp, chưa được tập hợp thành một kho tri thức chia sẻ, giúp truyền tải kinh nghiệm cũng như các giải pháp triển khai Chính phủ điện tử được nhanh chóng, hiệu quả.

“Vì vậy, để góp phần tăng tốc và đẩy nhanh tiến trình phát triển Chính phủ điện tử, hướng tới Chính phủ số, Bộ TT&TT đã giao Cục Tin học hóa phối hợp với Tổng Công ty Bưu điện Việt Nam (VnPost) và Công ty cổ phần Công nghệ DTT xây dựng hệ thống thông tin Trung tâm một cửa hỗ trợ triển khai Chính phủ điện tử”, Cục Tin học hóa cho hay.

{keywords}
Giao diện hệ thống thông tin "Trung tâm một cửa hỗ trợ triển khai Chính phủ điện tử" tại địa chỉ https://egov.mic.gov.vn.

Hoạt động theo cơ chế một cửa, hỗ trợ cộng tác và quản trị tri thức, Trung tâm một cửa hỗ trợ triển khai Chính phủ điện tử mới được khai trương gồm nhiều tính năng được bổ sung liên tục nhằm đảm bảo việc hỗ trợ triển khai Chính phủ điện tử được minh bạch, kịp thời và cùng chia sẻ.

Trong đó, tính năng đầu tiên là một cửa điện tử hỗ trợ giải đáp về Chính phủ điện tử với chức năng chính là tiếp nhận, xử lý, chuyển câu trả lời, giải đáp đến đơn vị, cá nhân đã hỏi. Đây là những câu hỏi, kiến nghị, phản ánh hoặc xin ý kiến Bộ TT&TT về các lĩnh vực do Bộ quản lý trong phát triển Chính phủ điện tử như: Các cơ chế, chính sách, pháp luật về Chính phủ điện tử; Xây dựng, triển khai chương trình, kế hoạch Chính phủ điện tử; Nền tảng, công nghệ, hạ tầng kỹ thuật phát triển Chính phủ điện tử;
 
Triển khai các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu quốc gia; kết nối, chia sẻ, mở dữ liệu Chính phủ điện tử; Nguồn lực phát triển Chính phủ điện tử; Đánh giá, xếp hạng, đo lường phát triển Chính phủ điện tử; Các tiêu chuẩn, quy chuẩn, hướng dẫn kỹ thuật liên quan Chính phủ điện tử; An toàn, an ninh mạng trong phát triển Chính phủ điện tử...

{keywords}
Chủ tịch kiêm TGĐ Công ty Công nghệ DTT Nguyễn Thế Trung (bìa trái), thành viên Tổ công tác giúp việc Chủ tịch Ủy ban quốc gia về CPĐT chia sẻ về hệ thống Trung tâm một cửa hỗ trợ triển khai Chính phủ điện tử vừa khai trương. (ảnh: ICTnews)

Hệ thống thông tin này cũng sẽ là kênh lưu trữ dữ liệu các câu hỏi và nội dung trả lời được cung cấp, chia sẻ về mọi vấn đề phát triển Chính phủ điện tử. Hệ thống bao gồm danh mục: Các cơ chế, chính sách, hướng dẫn kỹ thuật về Chính phủ để các cơ quan nhà nước thuận tiện tra cứu; Tìm kiếm, kết xuất nội dung trả lời tự động khi câu hỏi mới nhận được tương tự câu hỏi đã được trả lời trước đó.

Đồng thời, thực hiện các phân tích, thống kê, báo cáo mong muốn dựa trên kho dữ liệu, ví dụ thống kê tần suất các vấn đề được hỏi để đánh giá độ nóng của vấn đề; thống kê mức độ hài lòng về trả lời câu hỏi theo nhóm nội dung, theo đơn vị trả lời...

Hệ thống bước đầu được thiết kế dành cho người dùng thuộc các cơ quan nhà nước cần tham vấn về các lĩnh vực Chính phủ điệnt ử, thực hiện kết nối đến Trung tâm để gửi câu hỏi, kiến nghị về phát triển Chính phủ điện tử. Theo đó, các đơn vị của Bộ TT&TT sẽ thực hiện tiếp nhận, trả lời câu hỏi kiến nghị thuộc lĩnh vực quản lý một cách nhanh chóng, hiệu quả.

Đặc biệt, về lâu dài, hệ thống sẽ hỗ trợ đo lường các chỉ số triển khai Chính phủ điện tử để chủ động tìm ra các điểm nóng, điểm nghẽn, giúp Bộ TT&TT hỗ trợ được nhanh hơn và hiệu quả hơn.

Hệ thống cũng sẽ kết nối, tích hợp với các hệ thống Chính phủ điện tử để cung cấp trực tuyến các thông tin về chỉ số phát triển Chính phủ điện tử như Chỉ số về dịch vụ phục vụ người dân, doanh nghiệp; về hoạt động nội bộ của cơ quan nhà nước và an toàn, an ninh mạng trong phát triển Chính phủ điện tử…

Vân Anh (ICTnews)