- Sáng 28/2, chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) tại Việt Nam tổ chức tọa đàm khoa học về “Pháp luật và thực thi pháp luật về hối lộ công chức nước ngoài: Phân tích so sánh kinh nghiệm quốc tế và vận dụng cho Việt Nam”.
Theo TS Đào Lệ Thu – Đại học Luật Hà Nội và nhóm nghiên cứu, qua so sánh với pháp luật của Mỹ, Anh, Hàn Quốc, Nhật Bản và Trung Quốc cho thấy quy định của pháp luật Việt Nam về hành vi đưa hối lộ cho công chức nước ngoài còn sơ sài và khó áp dụng.
Trên thực tế, cơ quan thực thi pháp luật Việt Nam có hiểu biết khá ít ỏi về loại hành vi này, nên việc chính sách thiếu rõ ràng càng khiến khả năng thực thi trở nên khó khăn.
Toàn cảnh tọa đàm |
Bà Thu cho hay, Việt Nam đã chính thức ghi nhận trách nhiệm hình sự của pháp nhân thương mại trong BLHS 2015, nhưng phạm vi chịu trách nhiệm hình sự của pháp nhân thương mại lại không bao gồm tội đưa hối lộ. Như vậy, pháp nhân thương mại đưa hối lộ không bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo luật hình sự Việt Nam. Đây được xem là rào cản chính và khác biệt căn bản so với luật hình sự của các nước khác.
Ngoài ra, những cơ chế hỗ trợ cho việc phòng ngừa, phát hiện hành vi hối lộ còn mờ nhạt.
Từ kinh nghiệm trong nước, ông Gerry McGowan, đại diện Cơ quan phòng chống tội phạm Anh, ĐSQ Anh tại Việt Nam cũng vẽ lên một bức tranh khá ảm đạm về thực tế chống loại tội phạm này.
Theo ông, công tác điều tra, xác định chứng cứ để khởi tố, luận tội tiêu tốn rất nhiều nguồn lực về con người và tiền bạc.
“Trong khoảng 20 - 40 tỉ USD bị đánh cắp hàng năm chỉ liên quan đến loại tội phạm hối lộ, thì Anh được xác định là một trong những địa chỉ chính nhận những khoản tiền phi pháp này. Nhưng những vụ chống tham nhũng có tính chất quốc tế thường phải 3-4 năm mới có thể xử xong, có những vụ còn kéo dài hơn.
Hối lộ công chức nước ngoài liên quan đến lợi ích kinh doanh rất lớn của DN, có thể dẫn đến 1 số định chế tài chính sẽ bao che cho hành vi này”, ông Gerry McGowan nói.
Ông cho hay, trong nhiều trường hợp, bằng chứng rất yếu, rất khó kết tội, phải điều tra ngầm hay ra nước ngoài điều tra, đòi hỏi có tương trợ tư pháp hoặc có phối hợp của nước ngoài.
“Công chức nước ngoài thường là công chức chức cấp cao và có quyền miễn trừ, như cán bộ ngoại giao... nên rất khó tìm chứng cứ và bắt giữ những người này. Những người vi phạm có rất nhiều sự yểm trợ và thế mạnh đằng sau với vị trí là cán bộ cao cấp. Dù bức tranh khá ảm đảm ngay cả ở Anh, nhưng đây là thực tiễn mà chúng ta phải đối mặt” - ông Gerry McGowan chỉ ra.
Bà Lê Thị Hòa – Phó trưởng phòng Hình sự (Vụ Pháp luật hành chính – hình sự, Bộ Tư pháp), đại diện cơ quan soạn thảo cũng cho hay, có thể nhìn thấy ngay những bất cập của những quy định của BLHS 2015 về hối lộ công chức nước ngoài.
Tuy nhiên, theo bà, dù còn những sơ hở, việc hình sự hóa tội này là một bước đi đầu tiên, đặt ra một loạt yêu cầu, kể cả hoàn thiện pháp luật hình sự và hệ thống pháp luật khác để đảm bảo phòng ngừa, đấu tranh có hiệu quả.
Hối lộ có thể ở ngay cơ quan bảo vệ pháp luật
ĐB Quảng Bình lưu ý thực trạng thất thoát, hối lộ có thể xảy ra ngay ở các cơ quan bảo vệ pháp luật, cũng như cảnh báo về tham nhũng chính sách.
Hối lộ Hải quan, nữ doanh nhân đưa 6 tấn yến "lậu" vào VN
Để có nguồn hàng giá rẻ, nữ doanh nhân móc nối với nhiều cán bộ, nhân viên hải quan cửa khẩu sân bay nhập lậu trót lọt hơn 6 tấn yến sào vào thị trường Việt Nam.
Dân nói hối lộ nhiều, cán bộ bảo ít
54% ý kiến người dân cho rằng có tình trạng cán bộ nhận tiền hoặc quà biếu để giải quyết công việc, trong khi 71,2% cán bộ phủ nhận chuyện này.
Đưa hối lộ phải bị truy xét thành tội
Có những "hối lộ" lợi ích phi vật chất cũng phải bị truy xét, tòa án xét xử tham nhũng vẫn còn khiêm tốn... là những vấn đề được lưu ý trong góp ý sửa đổi bộ luật Hình sự và Tố tụng hình sự.
Hương Quỳnh