Sự kiện không khị bị ô nhiễm khói bụi nặng nề là tình trạng thường xảy ra với các đảo quốc ở tây nam Thái Bình Dương như Indonesia, Malaysia và Singapore.

Đóng cửa trường, giảm chuyến bay, bật đèn ngày…

Hãng Reutesr vừa qua, ngày 15/9/2015, thông báo hơn 2.000 trường học tại Malaysia vẫn tiếp tục đóng cửa vì khói bụi và hơn 1,5 triệu học sinh vẫn phải nghỉ học chờ cho đến khi tình trạng không khí được cải thiện.

{keywords}
Học sinh Singapore che khói bụi vội vã chạy bộ. Ảnh: neomask.com.

Các trường học này nằm trong khu vực bị ảnh hưởng vì khói bụi từ đám cháy rừng tại nước láng giềng Indonesia, cụ thể tại thủ đô Kuala Lumpur, ba bang lân cận và thành phố Putrajaya.

Và dĩ nhiên sự đi lại của dân chúng, dù bằng phương tiện nào cũng gặp trở ngại. Những người đạp xe đạp hay ngồi trên xe gắn máy, dù đeo khẩu trang hay đội mũ chắn bụi làm bẩn đầu, cũng vẫn lúng túng với những cơn ho và mở mắt nhìn làn đường. Người đi bộ cũng không thể rời được khẩu trang.

Ngoài ra, nhiều chuyến bay đến và đi từ sân bay quốc tế Kuala Lumpur 2 cũng bị đình trệ do tầm nhìn bị hạn chế. Malaysia đã phải huy động không quân làm mưa nhân tạo với chi phí lên tới 7.500 USD cho mỗi chuyến bay để giảm thiểu tình trạng ô nhiễm không khí.

Đối với Singapore ảnh hưởng lớn và nhiều mặt cũng gần như Malaysia. Ngoài ra, đáng chú ý là những vụ cháy rừng nhiệt đới ở Indonesia xảy ra vào mùa khô - từ tháng 6 tới tháng 9 - và bị gió Nam, Tây Nam thường thổi sang Singapore.

Cơ quan quản lý môi trường quốc gia Singapore (NEA) cho biết tính đến 7 giờ chiều ngày 13/9/2015, chỉ số PSI dùng để đo mức độ ô nhiễm tại Singapore đã dao động từ 127-146. Theo phân loại của NEA, chỉ số PSI từ 101-200 được xem là có hại cho sức khỏe.

Theo thông báo, 328 điểm cháy rừng ở Sumatra đã phát hiện trong ngày thứ Năm (10/9), tăng 188 điểm so với ngày 9/9/2015. NEA dự báo tình trạng khói mù và ô nhiễm không khí tại Singapore sẽ tiếp tục trầm trọng thêm nếu các đám cháy không được kiểm soát và chiều gió thổi không đổi hướng.

Đặc biệt, một cuộc đua xe đêm truyền thống nổi tiếng Grand Prix (đoạn đường đua ở Singapore có tên là chặng đua F1) có nguy cơ bị hủy bỏ sau một số sự kiện thể thao ở Singapore đã bị hủy bỏ vào cuối tuần này do những lo ngại về sức khỏe.

Vấn đề khói bụi không hề mới với cuộc đua Grand Prix. Cuộc đua này diễn ra trên đường đua Thượng Hải (Trung Quốc) cũng thường bị đe dọa do vấn đề ô nhiễm không khí tại đó. Và tương tự, chặng đua F1 tại Singapore thường xuyên hứng chịu khói bụi từ đất nước Indonesia láng giềng. Điều này gây ảnh hưởng rất lớn tới thể lực của các tay đua trên một đường đua vốn dĩ đã rất khắc nghiệt như Singapore.

{keywords}
Khung cảnh diễn ra cuộc đua xe xe quốc tế GP Singapore 2015. Ảnh: formula1.com.

Một số đội đua khẳng định việc phải thi đấu suốt hai giờ tại một đường đua trên phố chật hẹp trong một bầu không khí nóng, ẩm có thể khiến các tay đua bị sụt mất tầm 3 kg sau 61 vòng thi đấu.

May sao, điều lo sợ mươi ngày trước đây đã không xảy ra. Cuộc đua đã thực hiện được nhở lượng khói bụi trong các ngày 18-20/9/2015 được giảm bớt, dù tầm nhìn của các tay đua tại GP Singapore cũng đã bị hạn chế vì ảnh hưởng ít nhiều của khói bụi.

Nguồn gốc ô nhiễm khói bụi

Tình trạng ô nhiễm khói bụi ở Singapore và Malaysia nói chung xuất phát từ nạn cháy rừng, tình trạng phổ biến ở Đông Nam Á trong mùa khô.

Và chất lượng không khí tại Malaysia và Singapore bị ảnh hưởng nghiêm trọng trong hơn 2 tuần qua bắt nguồn cụ thể từ nạn cháy rừng hoành hành ở Sumatra và đảo Borneo của Indonesia trong 2 tuần đó. Các đám cháy rừng xuất phát từ việc nông dân và chủ đất địa phương đốt nương rãy để lấy đất trồng cây cọ, phục vụ ngành sản xuất giấy.

Các nước trong khu vực hàng năm đều hứng chịu ảnh hưởng do cháy rừng như vậy tại Indonesia, tuy nhiên, nhà chức trách nước này chưa có giải pháp xử lý hiệu quả nào.

Ngoài ra, các đám cháy rừng dữ dội tại Sumatra và Kalimantan của Indonesia trong năm 2015 này được cho là do sự đóng góp đáng kể của hiện tượng El Nino. Tỉnh Riau của Indonesia đang ở tình trạng khẩn cấp khi chất lượng không khí lên đến mức nguy hiểm, ảnh hưởng tới 25.000 người dân trên toàn tỉnh.

Nói chung, Singapore và nước láng giềng Malaysia thường xuyên phải hứng chịu khói từ những đám cháy lớn trên các cánh rừng nhiệt đới ở đảo Borneo, Sumatra và Kalimantan của Indonesia trong nhiều thập kỷ qua, đặc biệt vào mùa khô.

Sự hợp tác Indonesia - Malaysia chống “khói bụi”

Theo TTXVN, ngày 18/9/2015, Phó Thủ tướng Malaysia Ahmad Zahid Hamidi có chuyến thăm chính thức Indonesia, tiến hành hội đàm với Phó Tổng thống nước chủ nhà Jusuf Kalla.

{keywords}
Phó Thủ tướng Malaysia Ahmad Zahid Hamidi và Phó Tổng thống Indonesia Jusuf Kalla. Ảnh: nst.com.my

Chuyến thăm nhằm tìm biện pháp giải quyết cuộc khủng hoảng khói bụi hiện nay tại Indonesia, vốn đang tác động nghiêm trọng đến các quốc gia láng giềng như Malaysia và Singapore.

Tại cuộc gặp, hai bên đã nhất trí phối hợp giải quyết cuộc khủng hoảng khói bụi. Phía Malaysia bày tỏ ủng hộ Indonesia trong việc xử lý các công ty của Malaysia (ở trên đất Indonesia) bị phát hiện có liên quan đến các vụ cháy rừng.

Trước đó, ngày 16/9, Bộ trưởng Môi trường và Lâm nghiệp Indonesia Siti Bakar cho biết có công ty của Malaysia nằm trong số hơn 20 doanh nghiệp đang bị cảnh sát nước này điều tra vì những liên quan đến cháy rừng.

Ngoài ra, Lãnh sự quán Malaysia tại Pekanbaru ước tính có khoảng 400 công dân Malaysia hiện đang sinh sống ở tỉnh Sumatra (Indonesia), nơi ô nhiễm không khí được cho đã vượt quá mức "nguy hiểm."

Vì thế, Bộ Ngoại giao Malaysia cho biết Không quân Hoàng gia Malaysia đã cử hai máy bay vận tải quân sự C-130 Hercules sơ tán 173 công dân Malaysia, chủ yếu là sinh viên.

Về phía Indonesia, ngày 15/9 nước này đã triển khai thêm 1.600 binh sỹ để khống chế các đám cháy rừng và nông trại tại Sumatra, miền Trung nước này, đang gây ra những tác hại nhiều mặt ở hai nước láng giềng như đã nêu ra ở trên.

Tổng thống Indonesia, ngài Joko Widodo, ngày 14/9, đã ban bố tình trạng khẩn cấp tại hai tỉnh miền Trung Riau và Kalimantan do chỉ số chất lượng không khí đã lên mức nguy hiểm. Đồng thời, ông cũng đã lệnh cho lực lượng an ninh nước mình phải nỗ lực hơn nữa để dập tắt các đám cháy.

Rõ ràng, Các nước Nam Á - Indonesia, Malaysia và Singapore - đang hợp lực với nhau chặt chẽ hơn bao giờ hết nhằm giải quyết nguồn nạn ô nhiễm khói bụi tác hại toàn vùng Tây Nam Thái Bình Dương.

Đây cũng là một đóng góp to lớn và có ý nghĩa vào thành công của Hội nghị Thượng đỉnh về Biến đổi khí hậu COP-21 ở Paris sắp tới vào đầu tháng 12 năm nay.

Trần Minh