W-m10p0684-1.jpg
Từng là dãy kiốt bán hàng 7 gian lợp ngói với diện tích khoảng 100m2 đã xuống cấp, Ban quản lý Di tích Làng cổ Đường Lâm cùng Kiến trúc sư Khuất Văn Thắng và người dân đã cải tạo địa điểm này thành không gian sáng tạo phục vụ trẻ em làng cổ và du khách đến tham quan.
W-m10p0667-1.jpg
Đoài Creative có kiến trúc mang đậm nét văn hóa truyền thống của những ngôi làng đồng bằng Bắc Bộ, hài hòa với không gian chung của thôn Mông Phụ- vùng lõi của di sản làng cổ Đường Lâm. 

Dãy nhà được cải tạo dựa trên nền tảng cơ bản vốn có, vẫn giữ kết cấu cũ và chỉ quy hoạch kiến trúc tối thiểu. 

W-m10p0706-1.jpg
Kiến trúc sư Khuất Văn Thắng đã khai thác những vật liệu cũ còn tận dụng được, sử dụng vật liệu thân thiện, gần gũi của Đường Lâm như: gỗ, tường đắp đất, mái ngói,…

Bức tường gạch xây trát vữa cũ được đắp lại bằng đất trộn rơm theo phương thức truyền thống vùng Đồng bằng Bắc Bộ, vừa giữ được nét cổ xưa, vừa tạo cảm giác ấm cúng gần gũi.

W-m10p0739-1.jpg
Không gian bên trong Đoài Creative đã được sắp xếp để trở thành nơi trưng bày, trình diễn nghệ thuật, workshop, phát triển sáng tạo và một số dịch vụ phục vụ du khách khi đến thăm làng cổ. 

Điểm đặc biệt là các hoạt động sáng tạo đều dựa trên nền tảng văn hóa truyền thống của làng cổ Đường Lâm.

W-m10p0778-1.jpg
Với những chiếc ngói cổ tại Đường Lâm, thay vì bị bỏ đi đã đươc tận dụng làm nguyên liệu sáng tác, cùng với đó là những viên gạch cũ, những cánh cửa cũ...để du khách có thể vẽ, nặn đất nặn hay thực hiện các ý tưởng mới mẻ. 
W-m10p0765-1.jpg
Du khách, nhất là các em nhỏ đều rất thích thú với hoạt động này. 
W-m10p0732-1.jpg
Bên cạnh được tìm hiểu về ngói mũi hài, khách tham quan cũng có cơ hội tìm hiểu về các vật dụng truyền thống, nghề thủ công của làng cổ. 
W-m10p0717-1.jpg
Trong những ngày đầu đông, sự thâm trầm, cổ kính và chứa chan hoài niệm của Đoài Creative như càng được tăng thêm bởi ánh nắng hanh hao se sắt, khiến bước chân du khách trở nên chậm rãi hơn để cảm nhận hết vẻ đẹp giao hoà của quá khứ và hiện tại. 
W-m10p0791-1.jpg