Mỗi khi vào vụ chế biến bột sắn, dong riềng, cả một vùng bốc mùi thối nồng nặc. “Chu kỳ bốc mùi” này đã lặp đi lặp lại và kéo dài đến hơn chục năm nay nhưng vẫn không được xử lý.

TIN BÀI KHÁC
Hôm nay cháu Bích xuất viện
Quang Dũng: Tôi đã mất 2 năm mới quên được Jennifer
Tự sự của những phận gái thoát y
Phụ nữ nước nào sướng nhất thế giới?
Tìm thấy mộ chôn tập thể gần 1.300 người
Công ty của Cường 'đô la' bị tố gian dối
Ông Lê Vân vẫn ngủ với xác vợ
Lý giải vụ xác chết quỳ gối ở Vĩnh Phúc

Đó là những gì mà người ta có thể mục sở thị khi về các xã Dương Liễu, Cát Quế, Minh Khai…, huyện Hoài Đức, Hà Nội - nơi có những làng nghề truyền thống sản xuất miến, bánh kẹo, chế biến bột sắn, dong riềng… Càng đi sâu vào trong làng, người ta có cảm giác mỗi lúc càng bị ngạt thở hơn. Các kênh, mương bị tắc nghẽn, nước đặc quánh, đen sì, trôi nổi đủ thứ túi nilong, hộp, chai nhựa, xác động, thực vật...

Ngoi ngóp trong ô nhiễm

Vấn đề ô nhiễm kênh tiêu T2 và sông Đáy tại địa phận các xã Dương Liễu, Cát Quế, Minh Khai (huyện Hoài Đức, Hà Nội) đến nay đã quá quen với người dân nơi đây. Kênh tiêu T2 được xác định là nơi chứa nước thải của làng nghề Dương Liễu, xã Dương Liễu. Đây là làng nghề truyền thống sản xuất miến, bánh kẹo, chế biến bột sắn, dong riềng. Trung bình mỗi ngày, các hộ làm nghề thải ra từ 300- 500 tấn bã, hơn 15.000 m3 nước thải, hàng trăm tấn thải rắn, chứa các chất tẩy rửa hóa học, mang tính axít, kiềm, qua quá trình phân hủy tạo ra những mùi hôi thối nồng nặc.

Hơn nữa, hệ thống dẫn nước thải rất kém, thường xuyên tắc nghẽn. Toàn bộ nguồn nước tầng ngầm bị ô nhiễm nặng. Hàng trăm giếng khơi bỏ hoang hoặc không có nước, hoặc có nước cũng không ai dám dùng. Các ao tù, nước đen ngòm sánh lại, không loài thủy sản nào có thể sống nổi. Ngay cả các sản phẩm tinh bột (nha, miến, bún khô...) phơi chình ình ra ngoài trời cũng dễ bị vi khuẩn từ các chất cặn bã thải rắn và thải lỏng xâm nhập. Ngậm ngùi, ngoi ngóp trong ô nhiễm, nhưng con người vẫn cứ phải "gồng mình" mà sống. Nước thải không qua xử lý, xả trực tiếp vào hệ thống mương tiêu thoát, đổ thẳng ra sông Nhuệ, sông Đáy. Đó là chưa nói đến lượng khí thải độc hại khi các hộ sử dụng khoảng 3.000 - 4.000 tấn than đá/năm.

 

Bã sắn, dong riềng “ngập” đầu khiến Dương Liễu biến thành “làng thối”.

Bà Nguyễn Thị Hải, người dân xã Dương Liễu cho biết: "Vào mùa hè nóng nực, đứng trên đê, cách cổng làng nghề vài trăm mét, nhiều người có thể ngất xỉu khi phải hứng chịu mùi chua, thối khẳn từ làng bốc ra. Mấy chục năm qua, người dân làng nghề cứ ngậm ngùi chung sống với rác thải và hít thứ mùi ấy…".

Khói “ám” làng chăn, ga


Thôn Trát Cầu (xã Tiền Phong, huyện Thường Tín, Hà Nội) từ lâu đã nổi tiếng với nghề sản xuất chăn, ga, gối, đệm với khoảng 400/600 hộ sản xuất. Cuộc sống người dân ngày càng khấm khá lên, song cùng với đó, tình trạng ô nhiễm môi trường cũng ngày càng trầm trọng.


Để có nguyên liệu sản xuất, người dân Trát Cầu đi thu gom phế liệu từ các nhà máy, xí nghiệp dệt may ở nhiều nơi mang về. Sau khi phân loại, những loại vải, giẻ bẩn, đế giày, mũ lưỡi trai (sau khi bị lột lớp vải) được đem vứt đi, nếu nhiều quá sẽ đem đốt. Do rác, phế thải là vải nilong, mút xốp, cao su nên khi gặp mồi lửa, chúng tạo ra những cột khói đen đặc, tạt theo gió đưa vào các khu dân cư. "Chịu trận" nặng nề nhất về khói bụi là ở các cụm dân cư thuộc xóm Bao Làng (đội 5, thôn Trát Cầu) và ở đội 2, thôn Ngọc Động.


Theo những người dân ở đây phản ánh, cứ khoảng 2 - 3 ngày là họ lại chịu đựng cảnh bị "hun khói" như hun chuột. Khói vải, nilong khét lẹt đến tức thở khiến bà con không chịu nổi; một số gia đình có con nhỏ đã phải đi sơ tán. Có đêm, nhiều hộ dân đã phải hô nhau "lao" ra chặn người đốt rác và huy động các loại xô, chậu, thùng, gáo múc nước dập lửa. Hàng trăm người dân ở thôn Ngọc Động đã nhiều lần tổ chức họp bàn, làm đơn kiến nghị lên xã, yêu cầu các cơ quan có thẩm quyền sớm có phương án giải quyết tình trạng ô nhiễm môi trường nêu trên, nhưng đến nay chính quyền địa phương chưa giải quyết triệt để. Làng xóm ở đây luôn ngập chìm trong không khí ô nhiễm nặng. Cùng với rác thải, vấn đề nước thải nơi đây cũng đang bị ô nhiễm nặng, do các hộ làm nghề sử dụng nước trộn hoá chất trong quá trình nhuộm, tẩy, in.

Tại một hội nghị về chăm sóc sức khỏe và bảo vệ môi trường được tổ chức gần đây, ông Phạm Văn Khánh, Phó giám đốc Sở TN-MT Hà Nội, cho biết: tình trạng ô nhiễm môi trường trên địa bàn thành phố đang có xu thế gia tăng và ngày càng trở nên cấp bách, nhất là với chất thải rắn, nước thải, không khí. Hiện, chỉ có 5/8 khu, cụm công nghiệp trên địa bàn thành phố có hệ thống xử lý nước thải. Còn lại toàn bộ nước thải làng nghề của thành phố đều không qua xử lý

(Theo Đất Việt)