Với lợi thế được thiên nhiên ưu đãi, hưởng khí hậu đặc trưng dưới chân đèo Ngoạn Mục vùng tiếp giáp với tỉnh Lâm Đồng, xã Lâm Sơn, huyện Ninh Sơn, tỉnh Ninh Thuận tập trung phát triển mô hình trồng cây ăn trái, với diện tích hiện nay hơn 800ha.

Từ định hướng này, đã đưa Lâm Sơn hôm nay được biết đến như một “miền Tây” thu nhỏ, có hơn 400ha diện tích chuyên canh vùng trồng cây ăn trái chủ lực cho giá trị kinh tế cao như bưởi, sầu riêng, chôm chôm, măng cụt... vào mỗi mùa thu hoạch thu hút hơn 5.000 khách du lịch trong và ngoài tỉnh đến tham quan, mang về nguồn thu nhập cao cho bà con từ mô hình du lịch vườn. tin vui đối với người dân xã Lâm Sơn, đó là mới đây Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) đã trao Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu “Trái cây Ninh Sơn”. Đây là tín hiệu vui cho bà con nông dân gắn bó với vườn cây ăn trái.

Định hướng của địa phương trong thời gian tới, tiếp tục nhân rộng chuyên canh vùng cây ăn trái trên diện tích hơn 150 ha vào thời gian tới.

{keywords}
Song song với việc phát triển cây ăn trái, trồng lúa cũng là một thế mạnh của địa phương, với diện tích trên 1.500ha. 

Song song với việc phát triển cây ăn trái, trồng lúa cũng là một thế mạnh của địa phương, với diện tích trên 1.500ha. Từ việc tuyên truyền, vận động bà con áp dụng mô hình “1 phải 5 giảm” trên cây lúa, giúp tăng thu nhập từ 4 triệu đồng/ha, xã còn tạo điều kiện cho hộ gia đình dồn điền đổi thửa, từ những diện tích nhỏ thành những diện tích lớn, có cơ chế, chính sách hỗ trợ nông dân mua sắm các thiết bị nông nghiệp phục vụ cơ giới hóa vào sản xuất.

Đơn cử như mô hình phát triển kinh tế tập thể của hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp Tầm Ngân, qua việc vận động người dân chuyển đổi cây trồng kém hiệu quả chuyển sang tham gia trồng ớt Hàn Quốc, với diện tích hiện nay gần 20ha, được hợp tác xã thu mua với giá 11.000 đồng/kg, có đầu ra giúp bà con yên tâm sản xuất và đem về nguồn thu nhập ổn định.

Để bà con vùng đồng bào dân tộc thiểu số có nguồn vốn sản xuất, từ nguồn vốn Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, Chương trình 135, dự án giảm nghèo... xã đã triển khai các chương trình hỗ trợ giống, phân bón cho 240 hộ nghèo trồng bắp lai; xây dựng mô hình chăn nuôi bò cho các hộ gia đình trên 50 con ở các thôn Tầm Ngân, Gòn và Lập Lá.

Đồng thời, tổ chức các lớp đào tạo nghề cho lao động nông thôn tập trung các ngành chăn nuôi, trồng trọt; phối hợp giới thiệu, giải quyết việc làm cho hơn 500 lao động ở các công ty trong và ngoài tỉnh. Từ việc nỗ lực nâng cao thu nhập cho người dân, đến nay thu nhập bình quân đầu người toàn xã đạt hơn 38 triệu đồng/người/ năm. Tỷ lệ hộ nghèo giảm xuống còn 4,78%.

Theo ông Trương Thành Quyền, chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, cho biết: với quan điểm, xây dựng nông thôn không chạy theo thành tích mà lấy việc nâng cao đời sống, vật chất tinh thần cho người dân là mục tiêu xuyên suốt, thời gian tới, xã sẽ tiếp tục bổ sung, củng cố và nâng cao các tiêu chí hoàn thành, cùng với đó là phát huy hiệu quả nguồn vốn đầu tư, tạo sự tin tưởng trong nhân dân để khởi dậy sức dân cùng địa phương xây dựng nông thôn mới.

Văn Thường