Vay nợ có phải giải pháp tối ưu?
Năm 2023, suy thoái kinh tế thế giới đã khiến nhiều người lao động Việt Nam bị giảm thu nhập, đặc biệt là lao động tự do. Theo Decision Lab, 30% người lao động bị giảm thu nhập từ 10 - 50%; 21% luôn ở trong tình trạng thiếu trước hụt sau và 56% chỉ có thể sống ổn trong vòng 1 tháng nếu không được hỗ trợ tài chính. Trong bức tranh thiếu sáng ấy, vay nợ là giải pháp không ít người lựa chọn.
Tuy nhiên, chuyện vay nợ của người lao động không hẳn dễ dàng khi chính những người quanh họ cũng gặp khó khăn tương tự. Vay từ ngân hàng hay công ty tài chính là giải pháp mà 72% người được hỏi sẵn sàng lựa chọn. Nhưng lại có tới 52% không tin mình có thể đáp ứng được điều kiện vay mà trong đó, chứng minh thu nhập và không nợ xấu là trở ngại lớn nhất. Vay ngân hàng gần như là bất khả thi vì có tới 2/3 cho biết họ không có hợp đồng lao động hoặc không có bảng lương - điều kiện bắt buộc của ngân hàng.
Bên cạnh đó, 59% người vay mong muốn nhất từ các “chủ nợ” là sự công khai, minh bạch lãi phí. Tiếp đến mới là quy trình, thủ tục vay hay tên tuổi “người cho vay”.
Hiện, thị trường cho vay không chỉ có ngân hàng, công ty tài chính mà còn quỹ tín dụng nhân dân, cửa hàng cầm đồ... Một năm trở lại đây, vay cầm cố được chú ý nhiều hơn sau khi cơ quan công an tổ chức kiểm tra hành chính nhiều cơ sở kinh doanh cầm đồ trên toàn quốc.
Kết thúc kiểm tra, nhiều người mới hiểu rằng cầm đồ cũng là một lĩnh vực cho vay có quy định, chế tài rõ ràng và được nhà nước quản lý.
“Chỉ vay khi thực sự cần”
Để món nợ không trở thành gánh nặng cần phải đến từ hai phía, người đi vay và người cho vay.
Với người đi vay, chỉ nên vay đúng số tiền mình cần và vay trong khả năng chi trả. Hiện nay, để khuyến khích khách vay tiền nhiều tổ chức tín dụng đã tinh giản thủ tục để việc vay được dễ dàng hơn. Đó là sự tiện lợi nhưng vay thiếu tính toán thì người vay sẽ rơi vào vòng xoáy nợ nần. Do đó, “Chỉ vay khi thực sự cần” và lên kế hoạch trả nợ rõ ràng là lời khuyên mà các đơn vị cho vay thường nhấn mạnh.
Với tổ chức tín dụng, “Cho vay có trách nhiệm” là thước đo giá trị doanh nghiệp. Đây cũng là lý do Công ty cổ phần kinh doanh F88 đưa ra TVC truyền đi thông điệp từ chối cung cấp các khoản vay dùng vào các mục đích không cần thiết như cá độ, ăn chơi và kêu gọi mọi người không vay tiền bừa bãi nhằm tránh rơi vào vòng xoáy nợ nần.
“Cần” - theo định nghĩa của F88 là vay để đầu tư sản xuất, học hành, khám chữa bệnh hoặc các công việc chính đáng khác. Không nên vay để thỏa mãn thú ăn chơi, tiêu dùng vượt quá nhu cầu, vượt quá thu nhập.
“Vay tỉnh táo, vay đúng mục đích, vay trong khả năng chi trả là những gì người đi vay cần phải ý thức rõ ràng nếu không muốn mãi luẩn quẩn trong vòng xoáy nợ nần, dù là với ngân hàng, công ty tài chính hay các cửa hàng cầm đồ. Khi đó, dẫu không thể an yên với nợ thì ít nhất, gánh nặng cũng sẽ trở nên dễ chịu hơn”, đại diện F88 nhấn mạnh.
Kỳ 1: Cảnh báo vòng xoáy nợ nần từ ‘cuộc đua bùng nợ’
Đậu Linh