Tin bài cùng chuyên mục:
Sếp đọc mail của nhân viên có vi phạm luật?
Tố cáo rồi lại rút đơn…
Thay đổi tên ở các giấy tờ, bằng cấp
Giành con ở tòa, để lộ bằng chứng ngoại tình của vợ?
Tố cáo rồi lại rút đơn…
Thay đổi tên ở các giấy tờ, bằng cấp
Giành con ở tòa, để lộ bằng chứng ngoại tình của vợ?
Anh hai tôi có đi vay lãi 100 triệu, có làm bản cam kết viết tay với
lãi xuất 20% 1 tháng. Bản cam kết đó có đúng luật không?Xin hỏi mức cho
vay với lãi xuất như thế có bị coi là vay nặng lãi, bị pháp luật cấm hay
không? (Câu hỏi của bạn Thu Thanh).
Luật sư tư vấn:
Vay, mượn tài sản là quan hệ kinh tế ra đời từ rất sớm và ngày càng phổ biến trong xã hội. Bản chất của quan hệ vay mượn lúc ban đầu là hình thức giúp đỡ nhau làm ăn giữa những người có quan hệ thân thiết. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển của đời sống xã hội, cũng như nền kinh tế thị trường quan hệ này dần mất đi bản chất tốt đẹp vốn có. Càng ngày càng xuất hiện nhiều những người chuyên sống bằng nghề cho vay nặng lãi, thu lời bất chính trên mồ hôi nước mắt của những người lao động lương thiện.
Để ngăn chặn điều này các nhà lập pháp đã đưa ra những quy định pháp luật chặt chẽ nhằm ngăn chặn và trừng trị những hành vi cho vay năng lãi, tuy nhiên vẫn đảm bảo quyền và lợi ích của người cho vay cũng như người đi vay.
Trước hết, để ngăn chặn phòng ngừa, pháp luật quy định mức lãi suất tối đa mà các bên có thể thỏa thuận trong hợp đồng cho vay:
1. Lãi suất vay do các bên thoả thuận nhưng không được vượt quá 150% của lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố đối với loại cho vay tương ứng. (Điều 476 BLDS)
2. Nếu mức lãi suất thỏa thuận vượt quá mức lãi suất pháp luật cho phép thì bên vay sẽ không phải trả phần lãi suất vượt quá đồng thời khi tranh chấp được đưa đến tòa án có thẩm quyền giải quyết, tòa án cũng sẽ bác phần lãi suất vượt quá này.
Tuy nhiên những quy định mang tính phòng ngừa, định hướng này thực tế vẫn không ngăn chặn được những cá nhân tổ chức cho vay trái phép với lãi suất cao. Vì thể BLHS đã đưa ra nhưng quy định nhằm trừng trị những cá nhân, tổ chức cố tình thực hiện hành vi này.
Cụ thể: Điều 163 - Bộ luật Hình sự quy định
1- Người nào cho vay với mức lãi suất cao hơn mức lãi suất cao nhất mà pháp luật quy định từ mười lần trở lên có tính chất chuyên bóc lột, thì bị phạt tiền từ một lần đến mười lần số tiền lãi hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến một năm.
2- Phạm tội thu lợi bất chính lớn thì bị phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.
3- Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ một lần đến năm lần số lợi bất chính, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.
Như vậy, việc cho vay nặng lãi là hành vi cho người khác vay tiền với mức lãi suất cao hơn mức lãi suất cao nhất mà pháp luật quy định từ 10 lần trở lên có tính chất bóc lột. Ví dụ vào thời điểm cho vay lãi suất bình quân cao nhất do Nhà nước quy định là 1,25 %/1 tháng thì người cho vay không được phép tính lãi suất gấp 10 lần trở lên so với mức lãi 1,25 %/1 tháng, tức là nếu tính lãi suất là 12,5 %/1 tháng trở lên là đã có dấu hiệu cấu thành tội cho vay nặng lãi..
Theo những gì bạn trình bày, hành vi cho anh bạn vay với lãi suất 20% một tháng đã có đủ yếu tổ cấu thành tội cho vay nặng lãi theo pháp luật hình sự. Tuy nhiên để kết tội người có hành vi này, cần phải có sự vào cuộc của các cơ quan điều tra.
Vì thế, việc cấp thiết mà anh trai bạn và gia đinh cần phải làm ngay lúc này là làm đơn trình báo gửi đến cơ quan công an gần nhất để được giúp đỡ.
Tư vấn bởi Luật sư Hoàng Tuấn Anh, văn phòng luật Hoàng Kim, SĐT: 0986663459
Bạn đọc muốn gửi các câu hỏi thắc mắc về các vấn đề pháp luật, xin gửi về địa chỉ banbandoc@vietnamnet.vn (Xin ghi rõ địa chỉ, số điện thoại để chúng tôi tiện liên hệ).
Luật sư tư vấn:
Vay, mượn tài sản là quan hệ kinh tế ra đời từ rất sớm và ngày càng phổ biến trong xã hội. Bản chất của quan hệ vay mượn lúc ban đầu là hình thức giúp đỡ nhau làm ăn giữa những người có quan hệ thân thiết. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển của đời sống xã hội, cũng như nền kinh tế thị trường quan hệ này dần mất đi bản chất tốt đẹp vốn có. Càng ngày càng xuất hiện nhiều những người chuyên sống bằng nghề cho vay nặng lãi, thu lời bất chính trên mồ hôi nước mắt của những người lao động lương thiện.
Ảnh minh họa |
Để ngăn chặn điều này các nhà lập pháp đã đưa ra những quy định pháp luật chặt chẽ nhằm ngăn chặn và trừng trị những hành vi cho vay năng lãi, tuy nhiên vẫn đảm bảo quyền và lợi ích của người cho vay cũng như người đi vay.
Trước hết, để ngăn chặn phòng ngừa, pháp luật quy định mức lãi suất tối đa mà các bên có thể thỏa thuận trong hợp đồng cho vay:
1. Lãi suất vay do các bên thoả thuận nhưng không được vượt quá 150% của lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố đối với loại cho vay tương ứng. (Điều 476 BLDS)
2. Nếu mức lãi suất thỏa thuận vượt quá mức lãi suất pháp luật cho phép thì bên vay sẽ không phải trả phần lãi suất vượt quá đồng thời khi tranh chấp được đưa đến tòa án có thẩm quyền giải quyết, tòa án cũng sẽ bác phần lãi suất vượt quá này.
Tuy nhiên những quy định mang tính phòng ngừa, định hướng này thực tế vẫn không ngăn chặn được những cá nhân tổ chức cho vay trái phép với lãi suất cao. Vì thể BLHS đã đưa ra nhưng quy định nhằm trừng trị những cá nhân, tổ chức cố tình thực hiện hành vi này.
Cụ thể: Điều 163 - Bộ luật Hình sự quy định
1- Người nào cho vay với mức lãi suất cao hơn mức lãi suất cao nhất mà pháp luật quy định từ mười lần trở lên có tính chất chuyên bóc lột, thì bị phạt tiền từ một lần đến mười lần số tiền lãi hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến một năm.
2- Phạm tội thu lợi bất chính lớn thì bị phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.
3- Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ một lần đến năm lần số lợi bất chính, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.
Như vậy, việc cho vay nặng lãi là hành vi cho người khác vay tiền với mức lãi suất cao hơn mức lãi suất cao nhất mà pháp luật quy định từ 10 lần trở lên có tính chất bóc lột. Ví dụ vào thời điểm cho vay lãi suất bình quân cao nhất do Nhà nước quy định là 1,25 %/1 tháng thì người cho vay không được phép tính lãi suất gấp 10 lần trở lên so với mức lãi 1,25 %/1 tháng, tức là nếu tính lãi suất là 12,5 %/1 tháng trở lên là đã có dấu hiệu cấu thành tội cho vay nặng lãi..
Theo những gì bạn trình bày, hành vi cho anh bạn vay với lãi suất 20% một tháng đã có đủ yếu tổ cấu thành tội cho vay nặng lãi theo pháp luật hình sự. Tuy nhiên để kết tội người có hành vi này, cần phải có sự vào cuộc của các cơ quan điều tra.
Vì thế, việc cấp thiết mà anh trai bạn và gia đinh cần phải làm ngay lúc này là làm đơn trình báo gửi đến cơ quan công an gần nhất để được giúp đỡ.
Tư vấn bởi Luật sư Hoàng Tuấn Anh, văn phòng luật Hoàng Kim, SĐT: 0986663459
Bạn đọc muốn gửi các câu hỏi thắc mắc về các vấn đề pháp luật, xin gửi về địa chỉ banbandoc@vietnamnet.vn (Xin ghi rõ địa chỉ, số điện thoại để chúng tôi tiện liên hệ).