Sở Công Thương tỉnh Lâm Đồng vừa ra văn bản nhằm thúc đẩy phát triển điện mặt trời mái nhà sau năm 2020. Theo đó, Sở Công Thương tỉnh đề nghị các đơn vị trên địa bàn tổng hợp, đánh giá tình hình phát triển điện mặt trời mái nhà trong thời gian qua, nhằm có cơ sở tổng hợp, đề xuất với cấp có thẩm quyền trong những năm tới.

UBND các huyện, các thành phố Đà Lạt và Bảo Lộc được đề nghị thống kê doanh nghiệp sử dụng điện và có mặt bằng mái nhà xưởng lớn (như Cụm công nghiệp, các nhà máy sản xuất lớn….), mô hình quản lý điện; qua đó, đề xuất quy mô điện mặt trời mái nhà phù hợp với nhu cầu tự dùng của phần lớn các doanh nghiệp.

Trong khi đó, Công ty Điện lực Lâm Đồng được đề nghị thống kê về hệ thống điện mặt trời mái nhà trên địa bàn tỉnh (số lượng, công suất lắp đặt, sản lượng phát lên lưới) theo các nhóm công suất (dưới 10kWp, từ 10kWp đến 100kWp, từ 100kWp đến 500kWp và trên 500kWp); đánh giá sự tuân thủ các quy định về đấu nối, ký hợp đồng mua bán điện mặt trời mái nhà.

{keywords}
Sở Công Thương tỉnh Lâm Đồng đề nghị các đơn vị trên địa bàn tổng hợp, đánh giá tình hình phát triển điện mặt trời mái nhà trong thời gian qua. Nguồn ảnh minh họa: moit.gov.vn.

Văn bản báo cáo thống kê, đề xuất cần được gửi về Sở Công Thương tỉnh Lâm Đồng trước thời hạn ngày 26/10.

Theo số liệu trên toàn quốc được đưa ra trong Hội thảo “Thúc đẩy phát triển điện mặt trời áp mái tại Việt Nam” đầu năm nay, sau 2 năm triển khai mô hình điện mặt trời lắp mái hộ gia đình, mới có 1.800 hộ dân tham gia với công suất lắp đặt 30 MW. “Công suất như vậy là rất khiêm tốn so với tiềm năng", Tổng Giám đốc Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) Trần Đình Nhân nhận định.

H.A.H

Hà Nội đã lắp đặt 1.199 hệ thống điện mặt trời mái nhà

Hà Nội đã lắp đặt 1.199 hệ thống điện mặt trời mái nhà

Nhờ nhiều chính sách ưu đãi và hỗ trợ, 8 tháng đầu năm 2020, thành phố Hà Nội có thêm 740 khách hàng đăng ký lắp đặt điện mặt trời mái nhà.