Theo các chuyên gia ngành hàng, từ năm 2011, thị trường nông thôn sẽ là tâm điểm đầu tư của các đại gia bán lẻ nước ngoài thay vì các thị trường lớn đã bão hòa như Hà Nội, Hải Phòng, Thành phố Hồ Chí Minh và Đà Nẵng.

Năm ngoái, tỉnh Lạng Sơn đã tổ chức, đưa 4 phiên chợ đưa hàng Việt về nông thôn, có 100% là hàng hóa nội địa, đảm bảo chất lượng, có nguồn gốc rõ ràng với nhiều chương trình ưu đãi, giảm giá cho người tiêu dùng. Bên cạnh đó, dù không có thống kê cụ thể, nhưng theo các chủ gian hàng, ngày càng có nhiều chủ cơ sở kinh doanh tại các huyện đến tìm hiểu sản phẩm, đặt hàng số lượng lớn với mục đích đưa hàng về tiêu thụ. Qua 4 phiên chợ, đã có khoảng 10 thỏa thuận hợp tác phân phối hàng hóa giữa cơ sở  kinh doanh tại các huyện với các đơn vị sản xuất, bán sản phẩm tại các phiên chợ.

Ông Trần Anh Thuần, Giám đốc Trung tâm Khuyến công và Xúc tiến thương mại cho biết: Phiên chợ đưa hàng Việt về nông thôn đã đáp ứng nhu cầu hàng hóa của người dân, tạo cơ hội cho các doanh nghiệp, đại lý giao thương để phát triển; góp phần kích cầu tiêu thụ hàng Việt tại khu vực nông thôn.

{keywords}
Để tránh hàng giả, hàng kém chất lượng được bày bán tại Hội chợ, công tác Quản lý thị trường tại Hội chợ luôn được Tổ QLĐB huyện Bắc Sơn thuộc Đội QLTT số 5 quan tâm thực hiện.

Để tránh hàng giả, hàng kém chất lượng được bày bán tại Hội chợ, Đội Quản lý thị trường số 5, tỉnh Lạng Sơn đã yêu cầu các cơ sở kinh doanh khi đưa hàng vào Hội chợ phải cam kết hàng hóa đảm bảo đầy đủ nguồn gốc xuất xứ, đảm bảo chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm, giá cả hàng hóa phải được niêm yết đầy đủ, rõ ràng.

Cùng với việc xúc tiến thương mại, tìm kiếm và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm; thực hiện cuộc vận động người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam và chính sách đưa hàng hóa về nông thôn, miền núi thiết thực và hiệu quả, mang lại niềm tin về chất lượng hàng Việt Nam cho nhân dân địa phương. Thời gian vừa qua, các Phiên chợ hàng Việt về nông thôn - Hội chợ thương mại là dịp để các đơn vị, doanh nghiệp kinh doanh tiêu thụ sản phẩm.

Tuy nhiên, để tránh hàng giả, hàng kém chất lượng được bày bán tại Hội chợ, công tác Quản lý thị trường tại Hội chợ luôn được Tổ QLĐB huyện Bắc Sơn thuộc Đội QLTT số 5 quan tâm thực hiện.

Nhờ đó, người tiêu dùng không chỉ được cung cấp sản phẩm chất lượng, khi đến các phiên chợ đưa hàng Việt về nông thôn, người dân còn có cơ hội tiếp cận thêm kiến thức tiêu dùng hữu ích. Khi mua hàng tại Phiên chợ đưa hàng Việt về nông thôn, nhiều người tiêu dùng còn được tư vấn các sản phẩm nội địa, cách phân biệt hàng giả, hàng nhái, cách truy xuất nguồn gốc sản phẩm thông qua quét tem, mã truy xuất. Đó là những kiến thức rất bổ ích, nhất là đối với người dân tại nông thôn.

Năm ngoái, trong thời gian Phiên chợ hàng Việt về nông thôn - Hội chợ thương mại diễn ra tại huyện Bắc Sơn, Tổ QLĐB huyện Bắc Sơn đã được tham gia vào Ban chỉ đạo Hội chợ, tham mưu cho UBND huyện các giải pháp quản lý các cơ sở kinh doanh tại Hội chợ; yêu cầu các cơ sở kinh doanh khi đưa hàng vào Hội chợ phải cam kết hàng hóa đảm bảo đầy đủ nguồn gốc xuất xứ, đảm bảo chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm, giá cả hàng hóa phải được niêm yết đầy đủ, rõ ràng.

Cụ thể, Tổ QLĐB huyện Bắc Sơn đã bố trí cán bộ giám sát thường xuyên kiểm tra, kiểm soát nguồn gốc, xuất xứ, chất lượng hàng hóa, thời hạn ghi trên nhãn, bao bì hàng hóa. Thông qua công tác giám sát, kết hợp tuyên truyền sâu rộng các văn bản quy phạm pháp luật trong hoạt động kinh doanh thương mại, dịch vụ đến tất cả các cơ sở kinh doanh và người tiêu dùng được biết, để nhân dân tin tưởng, đồng tình ủng hộ. Qua công tác giám sát, phần lớn các đơn vị, tổ chức, cá nhân tham gia kinh doanh hàng hóa tại đây đều rất chú trọng đến chất lượng hàng hóa, chấp hành tương tốt các quy định của pháp luật trong hoạt động kinh doanh.

Tuy nhiên, để tránh mua phải hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng, ảnh hưởng đến sức khỏe thì cùng với sự vào cuộc của các lực lượng chức năng, người tiêu dùng tham gia mua sắm tại Hội chợ cũng nên chú ý, chỉ lựa chọn các sản phẩm có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng và lưu ý đến hạn sử dụng trên sản phẩm.

Trần Thường