Rất nhiều quan chức cấp cao của chính phủ Trung Quốc và các lãnh đạo doanh nghiệp đã tham dự Hội nghị Bán dẫn Thế giới 2020 vừa qua. Sự kiện này thông thường là để tôn vinh ngành sản xuất chip của Trung Quốc, nhưng năm nay bị phủ bóng đen bởi các lệnh trừng phạt thương mại từ chính quyền Mỹ.
Những lệnh cấm đi xa hơn nữa từ Nhà Trắng sẽ khiến ngành công nghiệp sản xuất chip của Trung Quốc, vốn vẫn đang trong quá trình phát triển, chịu tổn thất nghiêm trọng. Đó là quan điểm mà các giám đốc điều hành chia sẻ tại hội nghị, bao gồm Arthur Ge của công ty đầu tư Legend Capital và Wang Xuguang của hãng công nghệ AINSTEC.
CEO của AINSTEC nhận định: “Ngành công nghiệp chip quá mỏng manh để tự bảo vệ mình. Chúng ta đang đi sau ít nhất 20 năm so với Thung lũng Silicon, từ quy mô hệ sinh thái cho đến chất lượng nhân lực. Chúng ta có thể phát triển thịnh vượng, đó là điều tốt nhất. Nhưng nếu tình hình không cho phép, chúng ta sẽ cần xem lại mình có gì trong tay”.
Li Xing, đồng sáng lập công ty đầu tư V Fund và cũng là cựu giám đốc của Goldman Sachs, chia sẻ thêm: “Dù không ai muốn nói ra điều này, nhưng thế giới đang tiến tới một kỷ nguyên chiến tranh lạnh mới. Tôi e rằng xu hướng này sẽ trở nên mạnh mẽ hơn trong tương lai. Tuy nhiên, thách thức có thể trở thành cơ hội cho ngành này”.
Những lệnh cấm đi xa hơn nữa từ Nhà Trắng sẽ khiến ngành công nghiệp sản xuất chip của Trung Quốc, vốn vẫn đang trong quá trình phát triển, chịu tổn thất nghiêm trọng. |
Nhà Trắng mới đây vừa bổ sung lệnh cấm xuất khẩu công nghệ chip cho Huawei Technologies. Theo đó, các công ty trong ngành sản xuất chip sử dụng công nghệ Mỹ cần phải được chính quyền Mỹ cấp phép trước khi hợp tác với Huawei, cho dù bằng bất kỳ hình thức nào. Mỹ cũng đang xem xét hạn chế tiếp việc xuất khẩu thiết bị, phần mềm sản xuất bán dẫn.
Về phần mình, chính phủ Trung Quốc cũng đang nỗ lực bảo vệ các công ty công nghệ trong nước và tăng cường khả năng tự cung tự cấp. Những nỗ lực này bao gồm một loạt các biện pháp như giảm thuế, miễn thuế, hay ưu đãi đầu tư để hỗ trợ các nhà sản xuất chip và làm phần mềm nội địa.
Anh Hào (Theo Bloomberg)
Trung Quốc tiếp tục lệ thuộc vào chip nước ngoài
Năm thứ ba liên tiếp, Trung Quốc vẫn phải nhập khẩu ít nhất 300 tỷ USD thiết bị bán dẫn, cho thấy sự lệ thuộc của quốc gia này vào nước ngoài, bất chấp mọi nỗ lực nâng cao năng lực trong nước.