Dù kế hoạch xả nước phóng xạ đã qua xử lý từ khu vực nhà máy Fukushima ra biển vấp phải sự phản đối ở cả trong và ngoài Nhật Bản, nhưng Tokyo khẳng định quá trình này an toàn và đáp ứng các tiêu chuẩn toàn cầu.

Nhà máy điện hạt nhân Fukushima của Nhật Bản. Ảnh: Reuters 

Cơ quan năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA) hôm 4/7 đã phê chuẩn kế hoạch trên sau 2 năm nghiên cứu. Tuy nhiên, một số nước láng giềng của Nhật Bản, đặc biệt là Trung Quốc, vẫn tỏ ra lo lắng và phản đối.

Theo Reuters, Tổng cục Hải quan Trung Quốc ngày 7/7 thông báo đang tăng cường giám sát các mặt hàng xuất xứ Nhật Bản, bao gồm cả hải sản, đồng thời áp hạn chế nhập khẩu đối với các sản phẩm đến từ 1/5 số tỉnh của đất nước mặt trời mọc vì lí do an toàn.

Ngay sau sự cố rò rỉ phóng xạ ở Fukushima vì thảm họa kép động đất - sóng thần năm 2011, Bắc Kinh đã cấm nhập khẩu thực phẩm và nông sản từ 5 tỉnh Nhật Bản. Nhà chức trách Trung Quốc sau đó đã mở rộng lệnh cấm tới 12 tỉnh thuộc nước láng giềng, trước khi dỡ bỏ biện pháp với 2 tỉnh trong số đó.

Chính phủ Trung Quốc tuyên bố sẽ "tăng cường giám sát" và "kiểm tra nghiêm ngặt" giấy chứng nhận nhập khẩu thực phẩm, đặc biệt là các mặt hàng thủy sản, từ các tỉnh không bị cấm khác của Nhật Bản, đồng thời duy trì hạn chế đối với 10 tỉnh vẫn trong “danh sách đen” lâu nay.

Trung - Nhật tranh cãi vì kế hoạch xả thải ở Fukushima

Trung - Nhật tranh cãi vì kế hoạch xả thải ở Fukushima

Bắc Kinh và Tokyo cáo buộc nhau có "hành vi không phù hợp" sau khi một quan chức Trung Quốc đăng ảnh chế tranh khắc gỗ biểu tượng của Nhật để phản đối kế hoạch xả nước thải từ nhà máy hạt nhân Fukushima.