1. Đây là loại vũ khí gì?

  • Súng thần công
    0%
  • Súng hỏa mai
    0%
  • Nỏ
    0%
  • Đao
    0%
Chính xác

Súng hỏa mai do người Việt Nam sản xuất từng được cả người Trung Quốc và phương Tây đánh giá rất cao . Tiến sĩ Lý Bá Trọng, cựu Trưởng khoa Sử học, Trường ĐH Thanh Hoa, Trung Quốc có viết:

“Vào cuối thời nhà Minh, Đại Việt chế tạo ra súng hỏa mai có hiệu năng vượt trội. Một số ý kiến cho rằng, loại súng này tốt hơn hẳn súng của người Tây phương, Nhật Bản lẫn súng Lỗ Mật”.

Trong khi đó, Lưu Hiến Đình sống vào đầu thời nhà Thanh nhận xét: “Súng hỏa mai Giao Chỉ là tinh hoa của thiên hạ”. Ngoài ra, súng hỏa mai do người Việt sản xuất có thể xuyên thủng nhiều lớp giáp sắt, nhưng lại không phát ra âm thanh quá lớn khi bắn.

2. Súng hỏa mai bắt đầu được du nhập vào Việt Nam vào thế kỷ nào?

  • Thế kỷ XVI
    0%
  • Thế kỷ XVII
    0%
  • Thế kỷ XVIII
    0%
  • Thế kỷ XIX
    0%
Chính xác

Súng hỏa mai được người châu Âu mang đến Đại Việt ở thế kỷ XVI, giai đoạn chúa Trịnh bắt đầu lấn át quyền lực của vua Lê. Sau đó, người Việt bắt đầu tự cải tiến súng theo kinh nghiệm của riêng mình.

Trái với quan điểm các cuộc giao tranh thời phong kiến chủ yếu sử dụng binh khí như đao, kiếm,… trên thực tế, súng được trang bị rất phổ biến trong quân đội Việt Nam từ thời Lê trung hưng.

Giáo sĩ Alexandre de Rhodes, người từng có mặt ở Đàng Ngoài viết: “Chúa Trịnh có nhiều đội thuyền chiến với lực lượng đông đảo. Tàu thuyền nào cũng có 1 khẩu súng ở mũi thuyền, 2 khẩu súng ở đuôi thuyền. Về binh lính, họ sử dụng thành thạo súng hỏa mai và bắn rất thiện nghệ”.

William Dampier, một nhà thám hiểm từng đến Đàng Ngoài năm 1688 ghi nhận hầu hết bộ binh của chúa Trịnh có trang bị súng tay. Đến thời vua Minh Mạng, nhà Nguyễn, cứ 10 bộ binh sẽ có 4 khẩu súng hỏa mai.

3. Súng hỏa mai của Đại Việt còn có tên gọi là gì?

  • Hỏa hổ
    0%
  • Hỏa thương
    0%
  • Điểu thương
    0%
  • Thần cơ
    0%
Chính xác

Súng hỏa mai còn có tên gọi khác là điểu thương. Lính cầm súng hỏa mai được gọi là điểu thương thủ. Súng hỏa mai Đại Việt được du nhập sang nhà Minh, Trung Quốc sau khi vua nhà Mạc giao tranh với các dân tộc thiểu số vùng Quảng Tây và Vân Nam. 

Tại Thái Lan, các nhà sưu tập cũng sở hữu một số mẫu súng hỏa mai cổ được cho là do người Việt mang đến. 

4. Nội dung cưỡi ngựa bắn súng xuất hiện trong khoa cử ở thời đại nào?

  • Tiền Lê
    0%
  • Hậu Lê
    0%
  • Lê trung hưng
    0%
  • Nhà Nguyễn
    0%
Chính xác

Theo Lê Quý Đôn, năm 1724, dưới thời Lê trung hưng, Đàng Ngoài vẫn còn môn cưỡi ngựa bắn cung trong kỳ thi Bác Cử. Tuy nhiên, sau đó môn này được thay bằng cưỡi ngựa bắn súng.

5. Vị tướng nào được coi là ông tổ nghề đúc súng thần công của Việt Nam?

  • Hồ Nguyên Trừng
    0%
  • Hồ Hán Thương
    0%
  • Lưu Thúc Kiệm
    0%
  • Lý Tử Tấn
    0%
Chính xác

Ngoài súng hỏa mai, người Việt còn nổi tiếng với loại súng thần công do Hồ Nguyên Trừng, con cả của vua Hồ Quý Ly chế tạo. Sau khi giao tranh với quân đội của vua nhà Hồ, Trương Tú Dân, nhà Minh có chép:

“Khi đánh Giao Chỉ, nhà Minh bắt được súng thần công. Súng này dùng sắt làm đạn, bắn đi bằng lửa, bay xa ngoài trăm bước, nhanh chóng kỳ diệu như thần. Khi nghe thấy tiếng thì đạn đã tới nơi”