- Tôi lấy vợ được 2 năm và được cháu 17 tháng tuổi. Tôi muốn ly hôn và giữ quyền nuôi con.
Hai vợ chồng không hoà thuận hay cãi nhau, gần 1 năm nay. Tôi làm phó lò cho cộng ty điện hơi công nghiệp. Lương trên 5 triệu. Vợ tôi không quan tâm đến việc nhà. Con thì 1 tay tôi lo, vì công việc của tôi là ở nhà nhiều. Như vậy tôi có được quyền nuôi con không?
TIN BÀI KHÁC
(ảnh minh họa) |
Về việc xác định quyền nuôi con, Khoản 2 Điều 92 Luật Hôn nhân và Gia đình quy định:
“Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; nếu không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ chín tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.
Về nguyên tắc, con dưới ba tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, nếu các bên không có thỏa thuận khác”.
Vì vậy, bạn và vợ bạn có thể thỏa thuận người trực tiếp nuôi con, nếu không thỏa thuận được tại thời điểm nộp đơn ly hôn, bạn phải chứng minh mình đủ điều kiện hơn vợ về mọi mặt để nuôi con phát triển tốt về thể chất lẫn tinh thần để tòa án xem xét. Trên thực tế, người vợ thường được ưu tiên giành quyền nuôi con khi ly hôn.
Về quyền thăm nom con sau ly hôn, Điều 94 Luật Hôn nhân và Gia đình quy định:
“Sau khi ly hôn, người không trực tiếp nuôi con có quyền thăm nom con; không ai được cản trở người đó thực hiện quyền này.
Trong trường hợp người không trực tiếp nuôi con lạm dụng việc thăm nom để cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc trông nom, chăm sóc, giáo dục, nuôi dưỡng con thì người trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền thăm nom con của người đó”.
Nếu không được trực tiếp nuôi con, bạn vẫn được quyền thăm nom con theo quy định pháp luật.
Luật sư Phạm Thị Bích Hảo, Công ty luật TNHH Đức An, Nguyễn Viết Xuân, Hà Nội