Nhiều độc giả băn khoăn, thắc mắc: Mây phóng xạ đến VN chưa, ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe dân chúng? Trang khoa học, Vietnamnet xin trả lời chung như sau.

TIN BÀI LIÊN QUAN
Mây phóng xạ nhỏ dần khi vào miền Bắc
Bàn chuyện thanh tẩy chất phóng xạ ở Fukushima
Hôm nay mây phóng xạ sẽ lan đến Việt Nam
Mây phóng xạ đã tới Hà Nội
Phải làm gì khi bị nhiễm phóng xạ?

1. Về thuật ngữ mây phóng xạ

Hỏi:         Mây phóng xạ là gì?

Trả lời:

- Cụm từ “mây phóng xạ” ban đầu chỉ đám mây mang theo chất phóng xạ xuất hiện từ các vụ nổ của bom nguyên tử (bom A) ở hai thành phố Hiroshima và Nagasaki trong đại chiến II và các bãi thử trên mặt đất trước đây.

- Từ sau sự cố Chernobyl, cụm từ này mở rộng ra cho trường hợp các vụ nổ lò phản ứng (nổ do nguyên nhân khác, không phải nổ hạt nhân như bom nguyên tử). Các vụ nổ ở 3 lò phản ứng của nhà máy điện hạt nhân Hiroshima 1 ở Nhật bản, giữa tháng 3/2011 vừa qua thuộc trường hợp này.

Hình ảnh mô phỏng đám mây phóng xạ ngày 8/4.

Ở đây, cụm từ “mây phóng xạ” chỉ một lượng hơi nước trong không khí chứa các đồng vị phóng xạ thoát ra từ các vụ nổ hoặc sự cố hạt nhân. Các chất phóng xạ này đặc trưng cho các sự cố lò phản ứng, thuộc loại phóng xạ nhân tạo, sinh ra từ sự phân hạch của các thanh nhiên liệu đã qua sử dụng trong lò phản ứng.

Phổ biến nhất là các đồng vị phóng xạ nhân tạo: I-131, Cs-134 và Cs-137. Cần hiểu thêm rằng, trong không khí luôn tồn tại những đồng vị phóng xạ tự nhiên khác như Be-7, K-40, Th-232 và U-238, chúng không liên quan gì đến các vụ nổ hay sự cố hạt nhân trong bom nguyên tử hay lò phản ứng.

2. Mây phóng xạ đến VN chưa, nguy hiểm không?

Hỏi:       Mây phóng xạ đã đến Việt Nam chưa?

Trả lời: Các cơ quan chuyên môn của Bộ Khoa học và Công nghệ (VAEI và VARANS) cho biết: Theo dự đoán, trong ngày 7 và 8/3,  mây phóng xạ tại Đông Nam Á tiếp tục lan dần đến Việt Nam, tiến gần đến địa bàn thị xã Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh và có xu hướng nhỏ dần khi tiến vào khu vực miền Bắc.

Hỏi: Mây phóng xạ ảnh hưởng sức khỏe con người không?

Trả lời:

a/ Số liệu đo đạc của Viện Năng lượng nguyên tử Việt Nam (VAEI) trong những ngày gần đây nhất cho thấy:


- Trong mẫu khí lấy tại Đà Lạt, chỉ quan trắc thấy các đồng vị phóng xạ tự nhiên là Be-7 (có nguồn gốc từ tia vũ trụ), K-40, Th-232 và U-238 (có nguồn gốc từ bụi đất).

- Trong mẫu khí lấy tại Thành phố Hồ Chí Minh và Lạng Sơn, ngoài các đồng vị phóng xạ tự nhiên là Be-7, K-40, Th-232 và U-238; còn ghi nhận được các đồng vị phóng xạ nhân tạo là: I-131, Cs-134 và Cs-137, ở mức rất thấp.

b/ Kết quả đo tại trạm quan trắc thuộc Trung tâm hỗ trợ kỹ thuật an toàn bức xạ và ứng phó sự cố, Cục An toàn bức xạ và hạt nhân (VARANS) cho thấy chưa có mức tăng phông bức xạ bất thường trong ngày 07/4/2011 so với ngày 06/4/2011.

c/ Cả hai cơ quan chức năng đều kết luận : Nồng độ hạt nhân phóng xạ trong không khí vẫn rất nhỏ, không ảnh hưởng đến sức khỏe con người.

  • Trần Hoàng Hà