Hôm 13/10, Mẹ Hổ Amy Chua
đã kêu gọi các bậc cha mẹ châu Á nên thư
giãn và để cho con cái họ tự do hơn, nhưng cũng tránh
sự “lãng mạn hóa” của phương Tây đối với sự sáng
tạo trong những việc khó khăn.
|
Bà Amy Chua – tác giả
cuốn sách “Chiến ca của Mẹ Hổ” – cho rằng
cuốn sách nhận được những phản ứng gay gắt vì đã
đụng đến “nỗi sợ hãi châu Á” của người Mỹ |
“Tôi nghĩ rằng các bậc cha mẹ phương Tây để trẻ quá tự do, cho chúng quá nhiều sự lựa chọn khi chúng còn nhỏ. Những bậc phụ huynh châu Á như ở Hàn Quốc thì ngược lại, cho trẻ quá ít sự tự do, quá ít sự lựa chọn” – bà Chua chia sẻ tại một diễn đàn ở Seoul.
Bà nhấn mạnh rằng cha mẹ châu Á thường quan tâm quá nhiều tới việc học hành của trẻ nhưng lại không quan tâm tới những kĩ năng xã hội và “trí tuệ cảm xúc”. Bà kêu gọi sự cân bằng giữa các triết lý làm cha mẹ khác nhau.
Bà Chua chỉ trích nhà trường và các bậc cha mẹ Mỹ đã chiều theo “sự lựa chọn của trẻ quá nhanh”, nhưng cùng lúc đó bà kêu gọi các bậc cha mẹ châu Á hãy cứ chiều theo lựa chọn của trẻ cho tới khi chúng đủ lớn.
“Với tôi, kiểu dạy dỗ này nên làm khi trẻ còn quá nhỏ. Tôi nghĩ nên thực sự kết thúc điều đó khi trẻ khoảng 11 tới 13 tuổi”. Bà Chua còn cho biết thêm rằng bà đã “đi quá xa với nó” một cách sai lầm khi dạy 2 cô con gái.
Trước đó, bà Chua đã vấp
phải một làn sóng chỉ trích, thậm chí còn bị dọa
giết sau khi trích đoạn của cuốn sách được đăng trên
tờ Wall Street Journal – một phản ứng mà bà cho rằng đã
khiến cuộc sống của bà bị đảo ngược.
Trong cuốn sách, bà viết rằng không cho phép 2 cô con gái không đứng đầu lớp, không được ngủ qua đêm nhà bạn bè, không xem tivi, yêu cầu chúng học đàn piano hoặc violin.
Bà Chua đã bảo vệ những phương pháp dạy dỗ con cái được nói đến trong cuốn sách. Bà nói rằng cha mẹ Mỹ đã ưu tiên một cách sai lầm “khái niệm lãng mạn hóa sự sáng tạo” trong những công việc khó khăn. Bà cho rằng kỉ luật chính là cơ sở cho sự sáng tạo.
Bà kể rằng cô con
gái thứ hai của mình cách đây 6 năm rất ghét môn
Toán sau khi trượt trong một bài kiểm tra, nhưng bây giờ
đó là môn yêu thích của cô bé sau một quá trình học
hành chăm chỉ giúp cô bé trở nên vượt trội so với bạn
bè.
“Đó chính là việc mà chúng ta phải làm để chuẩn bị cho tương lai của con cái” – bà nói tại Diễn đàn Kiến thức thế giới được tổ chức bởi tờ Maeil Business.
Bà cho rằng những phản ứng gay gắt với cuốn sách của bà là do “nỗi sợ hãi châu Á” của người Mỹ - cái mà bà nói rằng đã được viết như một lời châm biếm gia đình.
“Tôi nghĩ…cuốn sách đã động chạm vào nỗi lo lắng sâu xa nhất của nước Mỹ. Một là nỗi sợ hãi việc phải làm cha mẹ. Hai là nỗi sợ hãi khi châu Á đang phát triển rất nhanh trong khi Mỹ lại đang thụt lùi” – bà Chua chia sẻ.
- Ngô Nguyễn (Theo Asiaone)
Điều mẹ Hổ nên biết
Ba học sinh 10 tuổi của Trung Quốc đã liều mình nhảy lầu để cố gắng thoát
khỏi sức ép học hành.
Mẹ Việt nói gì sau khi đọc mẹ Hổ?
Tận mắt đọc mẹ Hổ sau những lời đồn đoán và thông tin báo chí, cái nhìn của mẹ Việt đã có khá nhiều thay đổi.
Roi của mẹ Việt không phải roi mẹ Hổ
Chiếc kẹo ngọt của chú Sam để dành cho trẻ con Mỹ.
Roi mẹ Hổ để sử dụng trẻ con Trung Hoa. Con trẻ Việt Nam có nhánh roi tre
của cha, nhánh tàu dừa của mẹ.
Mẹ Hổ tới Việt Nam, GS Mỹ nói gì?
Nhân dịp cuốn sách "Chiến ca mẹ Hổ” tới Việt Nam, GS David Pickus, GS Lịch sử và
Chính trị tại Trường ĐH công lớn nhất Mỹ có bài phân tích về trường hợp này với bạn đọc Việt Nam.<br />
Mẹ Hổ dạy con: Đông hay Tây không gì hoàn hảo
Trong khi các bậc phụ huynh và quan chức ngành GD Hoa Kỳ rên rỉ về thực tế các học sinh Mỹ tụt hậu so với
các bạn đồng trang lứa quốc tế trong kỳ thi PISA mới nhất,
công chúng Trung Quốc lại ngày càng bất mãn...
Mẹ Việt chọn roi mẹ Hổ hay kẹo chú Sam?
Câu chuyện của Mẹ Hổ nuôi dạy thành công hai cô con
gái của mình để vào được các trường đại học danh tiếng hàng đầu nước Mỹ
đang làm nức lòng các bà mẹ Việt tham vọng.
|