- “Cuộc đời có thể rất dài, đến trăm năm, hay có thể rất ngắn, chỉ còn một giờ. Không có giới hạn nào có thể ngăn cản chúng ta khám phá chính mình, nhưng sẽ tốt hơn nếu có một mục tiêu, một định hướng dẫn lối cho hành trình đó.”

Phần 1: Đi 30 nước, tôi hiểu hơn những tồn tại của Việt Nam’

LTS: Tuần Việt Nam trân trọng giới thiệu tới độc giả Phần 2 cuộc trò chuyện với doanh nhân – đại biểu HĐND thành phố Hà Nội – chị Đỗ Thùy Dương.

Rất nhiều người Việt Nam cho đến tận bây giờ vẫn quan niệm, thương trường và chính trường là lãnh địa của nam giới. Vậy chị có tự tin khi là một phụ nữ tham gia cả hai “lãnh địa” này?

Khi ra ứng cử ĐBHĐND, tôi là ứng viên trẻ nhất đơn vị bầu cử số 6 quận Cầu Giấy, cũng là ứng viên duy nhất ngoài Đảng, tôi vẫn tự tin mình có uy tín nhất định trong giới trẻ.

“Cuộc đời có thể rất dài, đến trăm năm, hay có thể rất ngắn, chỉ còn một giờ. Không có giới hạn nào có thể ngăn cản chúng ta khám phá chính mình, nhưng sẽ tốt hơn nếu có một mục tiêu, một định hướng dẫn lối cho hành trình đó.”

Tất nhiên tôi còn thiếu kinh nghiệm hoạt động chính trị nên đôi khi có thể non nớt chỗ này, chỗ khác nhưng tôi tin rằng đó không phải là rào cản mang định kiến giới, đó là vấn đề cá nhân của tôi. 

{keywords}
“Cuộc đời có thể rất dài, đến trăm năm, hay có thể rất ngắn, chỉ còn một giờ. Không có giới hạn nào có thể ngăn cản chúng ta khám phá chính mình, nhưng sẽ tốt hơn nếu có một mục tiêu, một định hướng dẫn lối cho hành trình đó.”

Có một thực tế đã được cuộc sống đúc kết, đó là thương trường là chiến trường, với chính trường thậm chí còn ác liệt hơn rất nhiều. Khi bước chân vào những lãnh địa đó, chị đã làm thế nào để có thể tồn tại, để không bị bỏ lại phía sau?

Chọn dấn thân vào hoạt động xã hội là chọn để cái tôi của mình trở thành một phần nền móng cho lợi ích chung. Tôi không quan tâm mình bị bỏ lại phía sau như thế nào, mà quan trọng hơn là những vấn đề lợi ích dân sinh như việc cải thiện hệ thống giáo dục, y tế và văn hoá xã hội giành được ưu tiên nào trong rất nhiều những vấn đề được cho là nóng hiện nay

Khi mới tham gia chính trường, tôi ham học và thích chia sẻ nên sẵn sàng phát biểu về nhiều vấn đề như môi trường, thành phố thông minh, khởi nghiệp... nhưng giờ đây tôi đã có lựa chọn của riêng mình. Sau hai năm tìm hiểu tôi cam kết dành toàn bộ nguồn lực của mình nhằm góp phần cải thiện chất lượng giáo dục và y tế hướng tới nâng cao chất lượng đời sống cho người dân Hà Nội.

Ở HĐND thành phố Hà Nội, với tôi, không có bất kỳ giá trị nào tôi đã đạt được trước đây có thể lớn hơn những động viên và tin tưởng mà cử tri đã trao gửi. Tôi có trách nhiệm nỗ lực hết mình để gìn giữ niềm tin đó, không chỉ cho tôi, mà còn cho thế hệ trẻ và cả những người phụ nữ đã và đang đồng hành cùng tôi.

Tôi hy vọng nhiệm kỳ sau sẽ có thêm nhiều bạn trẻ tham gia hoạt động dân cử.

Chị có nghĩ mình “liều” không?

10 năm kinh doanh dạy tôi rằng dám thất bại là một năng lực quan trọng. Mình không sợ thất bại, mình sẵn sàng thất bại. Thất bại rất nhanh, thất bại rất sớm càng tốt, để mình học hỏi từ những thất bại đấy, mình đứng dậy, mình rút kinh nghiệm, mình làm lại tiếp, thất bại tiếp, làm lại tiếp thì mới có cơ hội đi đến một cái gì đó đỡ xấu hơn, đỡ thất bại hơn. 

Cuộc đời có thể rất dài, đến trăm năm, hay có thể rất ngắn, chỉ còn một giờ, mỗi người đều biết, sẽ không có giới hạn nào có thể ngăn cản chúng ta khám phá chính mình, nhưng sẽ tốt hơn nếu có một mục tiêu, một định hướng dẫn lối cho hành trình đó. Để chúng ta không phải nuối tiếc. Bởi chỉ cần bước chân đi trên con đường đã chọn, việc có tới đích hay không không còn quan trọng nữa.

Điều đó sẽ đúng với những người không phải lo toan nhiều lắm về cơm, áo, gạo tiền. Còn với những người hàng ngày phải tính xem ăn gì, mặc đủ ấm không thì việc cứ thất bại mãi liệu có khiến họ chùn chân?

Chị đang nghĩ đến khía cạnh thất bại về mặt tiền bạc. Có rất nhiều thất bại không phải về tiền, ví dụ người có tiền mà động cơ trong họ không đủ mạnh thì đó cũng là một thất bại, cũng là một loại rào cản. Khi anh không có đủ sự thúc đẩy thì anh dễ dàng quay đầu bỏ cuộc. Bởi vì anh luôn luôn có một phương án khác. Còn những người kia, họ không có con đường nào khác, họ chỉ có con đường phải tiếp tục tiến về phía trước.

Nếu không phải quá lo về cơm, áo, gạo, tiền, có nghĩa là cuộc sống chỉ cần đủ ăn, đủ mặc thì tôi cho rằng điều đó không quá khó tại thời điểm này. Chẳng qua, chúng ta cứ muốn cơm nọ, cơm kia, áo nọ, áo kia thôi. Còn chỉ để sống và làm điều mình tin tưởng thì đó là lựa chọn.

Tôi nhớ, chị từng viết một cuốn sách về các nữ tướng sau Đổi Mới- “Con gái Bà Triệu thế kỷ 21”. Điểm chung ở họ là gì vậy?

Tôi và một người bạn viết chung. Chúng tôi đã phỏng vấn 20 lãnh đạo nữ từ nhiều lĩnh vực khác nhau, chính trị, kinh tế, xã hội, nghệ thuật… Điểm thú vị là tất cả những người này đều có tinh thần tiên phong, sẵn sàng làm cái mới, có thể khó nhưng các chị không bỏ cuộc, bền bỉ với lựa chọn của mình.

Rất nhiều chị em chia sẻ rằng mọi người khởi nghiệp vì gia đình quá khó khăn. Họ cố gắng làm tốt nhất ngày hôm nay, ngày mai tốt hơn một chút, và cứ thế, nó dần hun đúc thành ý chí. Nhiều người đã không hình dung sẽ có ngày mình trở thành 1 trong 50 người phụ nữ quyền lực nhất châu Á hay doanh nghiệp của họ có tác động lớn đến xã hội như hôm nay. Điểm chung của họ là cố gắng để tốt hơn chính mình mỗi ngày. 

{keywords}
"Tôi tin rằng thế hệ sau sẽ đi nhanh hơn nhờ được đào tạo bài bản, được sự tiếp sức, nhờ chính sách khởi nghiệp quốc gia, sự phát triển của công nghệ số và sự ủng hộ của tất cả chúng ta"

Với thế hệ 8X, 9X hôm nay thì sao?

Nếu với những người phụ nữ trước đây động cơ khởi nghiệp là vì mưu sinh thì bây giờ các bạn trẻ khởi nghiệp là vì khát vọng. Những động cơ này rất khác. Tức là, bắt đầu vì áp lực sinh tồn thì chúng ta đi rất chậm, còn nếu khởi đầu từ khát vọng thì sẽ đi rất nhanh.

Nếu thế hệ các chị Đàm Bích Thuỷ, Hà Thu Thanh, Mai Kiều Liên… là những người tiên phong, khởi đầu, thì thế hệ 8X và đặc biệt là 9X chính là những người tiếp nối.

Nếu trong giai đoạn trước Đổi Mới, cả xã hội quan sát những người phụ nữ “máu lửa” bước vào lãnh địa của nam giới với rất nhiều định kiến, hoài nghi thì ngày nay sau những thành công của “Con gái Bà Triệu thế kỷ 21”, chúng ta đã ghi nhận thành công của phụ nữ trong kinh doanh.

Thành công của thế hệ trước khiến chúng ta thay vì định kiến và hoài nghi thì nay đã ủng hộ và mong đợi, cả tự hào nữa chứ khi những doanh nhân nữ rất trẻ người Việt đã ghi danh trên bản đồ quản trị thế giới mà Lê Diệp Kiều Trang chỉ là một ví dụ.

Tôi tin rằng thế hệ sau sẽ đi nhanh hơn nhờ được đào tạo bài bản, được sự tiếp sức, nhờ chính sách khởi nghiệp quốc gia, sự phát triển của công nghệ số và sự ủng hộ của tất cả chúng ta.

Cảm ơn chị Đỗ Thùy Dương đã dành thời gian cho Tuần Việt Nam.

Tuần Việt Nam