{keywords}
Ảnh: Guardian

Theo tờ The Guardian, Mỹ đã giúp chuẩn bị chuyển hướng nguồn cung cấp khí đốt tự nhiên từ khắp thế giới sang châu Âu trong trường hợp Nga cắt nguồn cung. Đây là một nỗ lực nhằm triệt tiêu vũ khí kinh tế mạnh nhất của Tổng thống Nga Putin.

Khi nỗi lo về việc Ukraina sẽ bị tấn công tăng lên, các quan chức Mỹ ngày 25/1 cho biết, họ đã thương thuyết với các nhà cung cấp toàn cầu và hiện giờ, họ tin tưởng rằng châu Âu sẽ không bị mất năng lượng để sưởi ấm một cách đột ngột vào giữa mùa đông.

Việc chuẩn bị cung cấp khí đốt với số lượng lớn là một phần trong chiến dịch của Mỹ và các đồng minh châu Âu nhằm thể hiện một mặt trận đoàn kết và gắn bó trước Tổng thống Putin.

Tổng thống Mỹ Joe Biden ngày 25/1 cho biết, ông cũng cân nhắc việc áp đặt trừng phạt cá nhân với người đồng nhiệm Nga Putin.

Người đứng đầu nước Mỹ cho biết, nếu Nga tấn công Ukraina thì đó sẽ là cuộc xâm lược lớn nhất kể từ Thế chiến II và sẽ làm thay đổi thế giới.

Thủ tướng Anh Boris Johnson ám chỉ rằng Đức lo ngại về việc áp đặt trừng phạt với Nga vì nước này phụ thuộc vào khí đốt của Moscow. Tuyên bố trước các nghị sĩ nước này, Thủ tướng Boris Johnson nói, các nỗ lực ngoại giao đang được tiến hành để thuyết phục Berlin và các nước khác tiến xa hơn.

Theo ông Boris Johnson, “những người bạn châu Âu” lo lắng về việc áp đặt các biện pháp trừng phạt cứng rắn nhất với Moscow do họ “phụ thuộc quá lớn” vào khí đốt của Nga. Ông cũng tuyên bố, Anh sẵn sàng triển khai thêm quân tới đông Âu nếu Ukraina bị tấn công.

Bình luận này được đưa ra khi Tổng thống Pháp Emmanuel Macron và Thủ tướng Đức Olaf Scholz gặp nhau tại Berlin hôm qua (25/1) để điều phối lập trường sau khi có tin có rạn nứt giữa các đồng minh.

Người đứng đầu nước Pháp nói, ông sẽ nói chuyện qua điện thoại với Tổng thống Putin vào thứ sáu tới, để “làm rõ” lập trường của Nga.

Tổng thống Macron cho biết, Pháp và Đức sẽ không bao giờ từ bỏ đối thoại với Nga, song ông nói thêm: “Nếu có gây hấn công khai, sẽ có đáp trả và cái giá phải trả sẽ rất cao”.

Phó Chánh văn phòng Điện Kremlin Dmitry Kozak theo kế hoạch có mặt tại Paris vào ngày 25/1 để hội đàm với các cố vấn chính trị từ Ukraina, Pháp và Đức trong một nỗ lực tiếp tục duy trì các cuộc thảo luận. Hiện, khoảng 130.000 quân Nga đang có mặt gần biên giới Ukraina.

Hiện, các nhà lãnh đạo Ukraina đã kêu gọi bình tĩnh và Bộ trưởng Quốc phòng nước này Oleksii Reznikov tuyên bố trước Quốc hội rằng một cuộc xâm chiếm sẽ không diễn ra và Nga vẫn chưa thành lập một nhóm tác chiến chiến đấu.

“Đừng lo lắng, hãy ngủ ngon. Chưa cần đóng gói đồ đạt của bạn”, ông Reznikov nói.

 Hoài Linh

Máy bay chở tên lửa chống tăng của Mỹ đến Ukraina

Máy bay chở tên lửa chống tăng của Mỹ đến Ukraina

Một máy bay của Mỹ chở theo tên lửa chống tăng Javelin, bệ phóng tên lửa và các khí tài quân sự khác đã hạ cánh xuống Kiev (Ukraina) hôm 25/1.