Bên ngoài toà nhà Đài truyền hình trung ương Trung Quốc (Ảnh: Reuters) |
Theo Reuters, động thái trên của Mỹ sẽ làm mối quan hệ vốn đã căng thẳng giữa nước này với Trung Quốc thêm phần xấu đi.
David Stilwell, nhà ngoại giao cấp cao của Mỹ về vấn đề Đông Á, tuyên bố trước các phóng viên rằng quyết định ngày 22/6 của Mỹ sẽ ảnh hưởng tới Đài truyền hình trung ương Trung Quốc, tờ Nhân dân Nhật báo và Thời báo Hoàn cầu, hãng thông tấn lớn thứ hai Trung Quốc là China News Service. Như vậy, vị trí thực sự của các cơ quan trên trong mắt Mỹ là “cơ quan tuyên truyền” thuộc sự kiểm soát của đảng cầm quyền Trung Quốc.
Đại sứ quán Trung Quốc tại Washington hiện chưa phản hồi với đề nghị bình luận về vấn đề trên.
“Đó là một quyết định lố bịch”, Tổng biên tập Thời báo Hoàn cầu Hu Xijin viết trên Twitter. “Quan hệ Mỹ - Trung căng thẳng tới mức những báo theo hướng thị trường như Thời báo Hoài cầu cũng bị ảnh hưởng. Thật đáng tiếc”.
Trước đó, hồi tháng 2, Bộ Ngoại giao Mỹ liệt kê 5 hãng tin Trung Quốc là phái bộ nước ngoài. Việc chỉ định này buộc các hãng tin phải thông báo cho Bộ Ngoại giao Mỹ về việc luân phiên nhân viên và các bất động sản đang nắm giữ.
Tới tháng 3, Washington tuyên bố cắt giảm số lượng nhà báo Trung Quốc được phép làm việc tại các văn phòng ở Mỹ từ 160 xuống 100 do Bắc Kinh liên tục hăm doạ và quấy rối các nhà báo. Đáp trả, Trung Quốc trục xuất hơn một chục nhà báo Mỹ thuộc các tờ New York Times, Wall Street Journal và Washington Post.
Hoài Linh
EU đề xuất bắt tay với Mỹ đối phó Trung Quốc
Liên minh châu Âu (EU) đang lên kế hoạch thiết lập một cuộc đối thoại song phương với Mỹ nhằm bàn cách đối phó với "sự quả quyết ngày càng tăng" của Trung Quốc.
Mỹ có ngăn nổi Trung Quốc kiểm soát chuỗi cung ứng toàn cầu?
Chiến tranh thương mại vốn đã khiến nhiều người ở Mỹ muốn giảm sự phụ thuộc vào Trung Quốc về hàng hóa chiến lược. Giờ đây, đại dịch Covid-19 càng "mài sắc" quyết tâm hành động của các chính trị gia.