- Lãnh đạo Sở GD-ĐT Hà Nội cho biết, thực tế có nhiều tổ chức, cá nhân liên hệ đưa dịch vụ vào nhà trường. Nhưng, Sở đã có công văn kèm theo các chế tài cụ thể xử lý những dịch vụ gây mất mỹ quan trường học và phản tác dụng sư phạm. Còn Sở GD-ĐT TP.HCM cũng đã có những giải pháp ngăn chặn để không biến "trường học thành chợ".
Bài 2: Loạn quảng cáo du nhập học đường
bài 3: Hà Nội: Quảng cáo bủa vây trường học
Bài 4: Dịch vụ bảo hiểm ồ ạt tấn công trường học
bài 5: Muôn kiểu tận thu gắn mác 'tự nguyện'
Bài 6: Phụ huynh méo mặt với phí trường tư
Không khó để bắt gặp những băng-rôn quảng cáo như thế này trong các trường học tại Hà Nội (Ảnh: Văn Chung) |
Hà Nội: Cũng nhiều cá nhân, tổ chức mời chào
Theo ông Mai Sỹ Nhật, Trưởng phòng công tác HS-SV (Sở GD-ĐT Hà Nội): “Hiện nay đã có nhiều tổ chức, cá nhân với nhiều danh nghĩa khác nhau liên hệ với các nhà trường và các cơ sở giáo dục để thực hiện quảng cáo bằng các hình ảnh, pa nô, áp pích và các sản phẩm bằng hiện vật như nước uống, lương thực, thực phẩm, rau xanh, hoa quả, đường, sữa, bánh kẹo, dịch vụ xuất ăn sẵn, trang phục, sách, vở, đồ dùng bút, mực, túi sách, cặp sách ... gây mất mỹ quan, phản tác dụng giáo dục, ảnh hưởng tới cảnh quan sư phạm trong trường và xung quanh khu vực trường đóng.
Trước tình hình trên, Sở GD-ĐT Hà Nội đã yêu cầu các cơ sở giáo dục tuyệt đối không để bất kỳ tổ chức, cá nhân nào được quảng cáo bằng các hình ảnh, pa nô, áp pích và các sản phẩm bằng hiện vật mà chưa được sự cho phép của cơ quan quản lý giáo dục cấp trên trong trường và xung quanh khu vực trường đóng làm ảnh hưởng tới cảnh quan sư phạm trong trường và khu vực cổng trường.
"Song song với việc triển khai thực hiện bộ tài liệu giáo dục nếp sống văn minh thanh lịch, Hà Nội nghiêm cấm các trường học và các cơ sở giáo dục cho phép hoặc liên kết với bất kỳ tổ chức, cá nhân nào đưa chương trình giáo dục kỹ năng sống chưa được thẩm định và cho phép của Bộ và Sở vào giảng dạy..." - lời ông Nhật.
Về đồng phục của học sinh, các trường thực hiện tuỳ theo khả năng, điều kiện kinh tế và phải có sự thống nhất cao của cha, mẹ học sinh sinh viên.
Cô Đỗ Việt Hà, Hiệu phó Trường THCS Cát Linh, quận Đống Đa, Hà Nội: vừa qua, có đơn vị tiếp thị khóa học làm nông dân có xin vào quảng cáo. Một vài trung tâm ngoại ngữ xin được phát tờ rơi ngoài cổng trường. Vì họ tha thiết, trường cũng thấy một số phụ huynh quan tâm nên cho phép.
"Còn lại những dịch vụ như mở sổ liên lạc điện tử, bảo hiểm,…chúng tôi thấy rất mất thời gian và thẳng thừng từ chối không để họ vào trường" - cô Hà nói.
Hiệu trưởng Trường Tiểu học Lý Thường Kiệt (quận Đống Đa, Hà Nội) Nguyễn Hữu Phát cho hay, vì điều kiện nhà trường nên không nấu cơm cho các cháu ăn bán trú nên có liên kết với công ty chuyển cơm hộp. Đơn vị này có uy tín, đã hợp tác lâu năm với trường nên phụ huynh cũng tin tưởng.
Theo ông Phát, các hoạt động mang tính tự nguyện, trường không bắt buộc hay chèn ép với những người không muốn tham gia. Trường cũng không tư lợi khi để các đơn vị làm dịch vụ vào. Nếu vì lợi nhuận để các đơn vị làm dịch vụ thì có nhiều cách. Đơn cử nếu trường giúp các công ty bán sách, có đơn vị sẵn sàng chi 20% tiền “hoa hồng” bồi dưỡng cho thầy cô, nhưng chúng tôi đã từ chối.
"Nhiều khi nhà trường giúp họ gần như làm phúc vì họ khẩn thiết quá nên dịp 8/3, 20/11 nhà trường giúp họ tổ chức hoạt động vui chơi cho các cháu và họ tài trợ sữa
TP.HCM: Trường học không thể như cái chợ
Đó là khẳng định của ông Nguyễn Hoài Chương, phó Giám đốc Sở giáo dục TP.HCM khi trao đổi với VietNamNet. Sở nghiêm cấm các loại hình quảng cáo thương mại đi vào trường học. Hướng dẫn nhiệm năm học hàng năm, Sở đã nhắc đi nhắc lại vấn đề này. Nếu trường nào làm sai, khi phát hiện ra sẽ bị xử phạt theo quy định.
Theo ông Chương, việc đưa quảng cáo thương mại vào trường học làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường giáo dục, biến trường thành cái chợ, tác động không tốt đến tâm lý học sinh. Với những sản phẩm như sữa, bánh kẹo từ các công ty đem phát cho trẻ khi không được phép từ Sở, Phòng có thể ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe học sinh vì không được kiểm soát về chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm.
Những doanh nghiệp nào có nhu cầu giới thiệu sản phẩm đến học sinh, Sở đã tạo điều kiện bằng cách tổ chức Ngày hội giáo dục hàng năm để làm cầu nối giữa doanh nghiệp và các nhà trường, học sinh trong thành phố.
Về phía các cơ sở thực thi, Hiệu trưởng Trường THPT Nguyễn An Ninh, quận10 - ông Nguyễn Việt Cường cam kết, nhà trường không có bất cứ quảng cáo thương mại nào vào trường học. Những chương trình quảng cáo nào vào nhà trường thì phải có phê duyệt từ Sở hoặc Phòng giáo dục. Hiệu trưởng nào làm sai thì hiệu trưởng đó phải chịu trách nhiệm.
Hiệu trưởng Trường tiểu học Đào Sơn Tây, Q.Thủ Đức - bà Hà Thị Thúy Bình nhìn nhận, nguy hại nhất của quảng cáo thương mại liên quan đến thức phẩm, đồ uống của các công ty mang vào nhà trường là nguồn gốc không đảm bảo của sản phẩm mang tới cho, tặng phụ huynh, học sinh. Hàng hóa có thể bị hết hạn sử dụng. Bên cạnh đó, những sản phẩm thương mại vào nhà trường ảnh hưởng nghiêm trọng tới môi trường giáo dục.
- Hương Giang – Văn Chung
TRA CỨU ÐIỂM THI ÐẠI HỌC, CAO ĐẲNG NĂM 2012
1. Ðiểm thi đại học
Soạn tin: DT {Số báo danh} gửi 6524
Ðể nhận kết quả điểm thi ngay khi công bố
2. Ðiểm thi trọn gói
Soạn tin: DTG {Số báo danh} gửi 6724
Ðể nhận trọn gói điểm thi (bao gồm điểm thi, chỉ tiêu, xếp hạng)
3. Xếp hạng
Soạn tin: XH {Số báo danh} gửi 6524
Ðể biết thứ hạng của mình so với các thí sinh khác
4. Ðiểm chuẩn
Soạn tin: DC {Mã trường} {Mã khối} gửi 6724
Nhận điểm chuẩn ngay khi công bố
|