Ngày này cách nay 77 năm, 4.000 quân Nhật đổ bộ lên quần đảo Philippines trong khi các chiến cơ của nước này bắn chìm hai tàu chiến Anh Prince of Wales và Repulse ngoài khơi bờ biển phía đông Mã Lai.
Bị Mỹ "cấm cửa" vĩnh viễn vì khai nhầm là khủng bố
Vụ bắt giám đốc Huawei: TQ cảnh báo Canada chịu nhiều hậu quả
Ông Trump bất ngờ thay 'Tổng quản' Nhà Trắng
Chiến cơ Nhật tấn công tàu HMS Prince of Wales ngày 10/12/1941:
Guam - vùng lãnh thổ do Mỹ kiểm soát – cũng bị Nhật chiếm đóng. Thủ tướng Anh Winston Churchill cuối cùng phải thừa nhận: "Chúng ta đã mất kiểm soát vùng biển này".
Tàu chiến Anh Prince of Wales (bên trái, phía trước) và tàu chiến - tuần dương Repulse (bên trái phía sau) đang bị máy bay Nhật tấn công. |
Chiến dịch đánh úp Trân Châu Cảng chỉ là một bước trong kế hoạch lớn hơn của Nhật nhằm thống trị Thái Bình Dương. Theo đó, Nhật sẽ lần lượt đánh bại hải quân Mỹ và Anh. Chiến dịch ném bom xuống đảo Guam, đảo Midway và đảo Wake được thực hiện tiếp sau vụ tấn công vào hạm đội Mỹ ở Trân Châu Cảng.
Các sân bay của Mỹ ở đó bị phá hủy. Các căn cứ Clark và Iba ở Philippines cũng chịu chung số phận. Có tới hơn nửa số máy bay Mỹ dành cho vùng Viễn Đông bị tiêu diệt.
Sau một loạt các cuộc oanh kích, vào ngày 10/12/1941, 2.000 lính Nhật đổ bộ lên đảo Luzon ở phía bắc, và 2.000 binh sĩ khác đặt chân lên Vigan ở bờ biển phía tây. Còn ở Guam, 700 quân thuộc Lực lượng Hải quân đặc nhiệm xâm lược và chiếm đóng căn cứ quân sự đang do Mỹ kiểm soát chỉ sau 25 phút giao chiến, bắt giữ 500 lính Mỹ.
Đợt tấn công đầu tiên nhắm vào Prince of Wales |
Tuy nhiên, Mỹ không đơn độc trong cuộc chiến ở Thái Bình Dương này. Anh cũng tuyên chiến với Nhật vào ngày 8/12. Hôm sau đó, Nhật chiếm thủ đô Thái Lan và đổ bộ vào Bán đảo Mã Lai, với đà tiến công không hề gặp khó khăn trước quân Australia và Ấn Độ vốn đông hơn nhiều.
Anh đã đáp trả bằng cách điều động Lực lượng Z – đơn vị Hải quân Hoàng gia chuyên trách hỗ trợ Singapore - khi các máy bay ném bom Nhật phát hiện tàu chiến Prince of Wales của lực lượng Z di chuyển cùng tàu Repulse hướng tới Kuantan trên bờ biển phía đông của Bán đảo Mã Lai, với nhận định sai lầm rằng người Nhật đang đưa quân đến đó. Các máy bay Nhật đã rải mưa bom xuống hai chiến hạm Anh, khiến chúng bị chìm với 840 thủy thủ thiệt mạng.
Thủ tướng Anh Churchill khi đó đã phải thốt lên: "Trong suốt cuộc chiến, tôi chưa từng nhận một tin sốc nào hơn thế".
Dàn chiến cơ Mitsubishi G4M Betty của Liên đội Không quân Nhật Kanoya. |
Và người Nhật vẫn chưa dừng bước: Tokyo mở rộng chiếm đóng Đông Dương và Nam Thái Bình Dương.
Thanh Hảo
Ngày này năm xưa: Kết cục buồn cho cuộc tình cổ tích của Công nương Diana
Ngày 9/12/1992, sau một thời gian dài dư luận xôn xao đồn đoán, Thủ tướng Anh chính thức xác nhận vợ chồng Thái tử Charles và Công nương Diana ly thân.
Ngày này năm xưa: Cái chết oan uổng của thủ lĩnh The Beatles
Ngày 8/12/1980, ca sĩ John Lennon, người sáng lập kiêm thủ lĩnh của ban nhạc huyền thoại The Beatles, đã bị Mark David Chapman bắn chết.
Ngày này năm xưa: Nhật bất ngờ tấn công Mỹ
Tổng thống Mỹ Franklin Roosevelt tuyên bố ngày 7/12/1941 là "ngày sẽ sống mãi trong nỗi ô nhục" sau khi căn cứ hải quân Mỹ ở Trân Châu Cảng bị Nhật đánh úp.
Ngày này năm xưa: Sao Hollywood tiêu tan sự nghiệp vì ăn trộm
Ngày 6/12/2002, nữ diễn viên Hollywood Winona Ryder đã bị xử án treo và bị phạt hàng trăm giờ lao động công ích vì trộm đồ tại một cửa hàng thời trang ở Beverly Hills.
Ngày này năm xưa: Máy bay ném bom Mỹ mất tích bí ẩn
Ngày 5/12/1945, một phi đội gồm 5 chiếc máy bay ném bom và ngư lôi của Hải quân Mỹ đã mất tích bí ẩn ở Tam giác Bermuda, nơi còn gọi là "Tam giác quỷ".