Việc khống chế chi phí lãi vay có thể sẽ trở thành "ngón đòn điểm huyệt" đối với các doanh nghiệp đang khát vốn, đầu tư vào các ngành nghề cần số vốn lớn như các doanh nghiệp bất động sản, xây dựng.

Lãi suất đồng loạt tăng cao: 'Đến hẹn lại lên', nỗi lo ập đến

Một trong những vấn đề mấu chốt của Nghị định 20 tại khoản 3 điều 8 là khống chế tỷ lệ lãi vay. Nghị định quy định rõ, tổng chi phí lãi vay phát sinh trong kỳ của người nộp thuế được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp không vượt quá 20% của tổng lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh cộng với chi phí lãi vay, chi phí khấu hao trong kỳ của người nộp thuế. Khi đó, phần chi phí lãi vay vượt quá 20% sẽ bị coi là chi phí không hợp lý và bị tính thuế.

Việc khống chế tỷ lệ lãi vay như trên nhằm mục đích cắt bớt cửa lách thuế của doanh nghiệp, khiến thị trường minh bạch hơn. Tuy nhiên, hiện hầu hết các doanh nghiệp lại tỏ ra hoang mang.

Các doanh nghiệp bất động sản là một trong những nhóm ngành cần nhiều vốn vay nhất trong hệ kinh tế. Các công ty thuộc nhóm ngành này thường sẽ hình thành mô hình công ty mẹ con, hay công ty liên kết để triển khai dự án cho tập trung và chuyên nghiệp. Với hai yếu tố này (thiếu vốn, hoạt động mô hình mẹ – con), các doanh nghiệp bất động sản sẽ gặp khó khăn kép với Nghị định 20.

{keywords}
Doanh nghiệp kêu gặp khó với nghị định 20

Ông Nguyễn Trần Nam, Chủ tịch HH BĐS Việt Nam, vay vốn là nhu cầu thực tế, thường xuyên của doanh nghiệp nhằm phục vụ hoạt động kinh doanh đặc biệt với những ngành nghề đòi hỏi vốn đầu tư lớn, thời gian thu hồi vốn kéo dài như đầu tư cơ sở hạ tầng, kinh doanh bất động sản.

Quy định khống chế chi phí lãi vay được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế của doanh nghiệp sẽ gây rất nhiều khó khăn cho các doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp kinh doanh trong các ngành nghề đòi hỏi vốn đầu tư lớn nói riêng khiến các doanh nghiệp e ngại khi vay vốn vì lợi nhuận không đủ bù đắp cho phần chi phí lãi vay không được trừ khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp. Như vậy, quy định khống chế chi phí lãi vay đã tạo ra rào cản đối với hoạt động vay vốn phục vụ sản xuất kinh doanh hợp pháp của doanh nghiệp.

Theo ông Nam, quy định của Nghị định 20 sẽ tạo ra nhiều khó khăn đối với các tập đoàn kinh tế tư nhân với mô hình công ty mẹ - con. Quy định của Nghị định 20 tạo ra rào cản việc cho vay nội bộ giữa công ty mẹ và công ty con, làm mất đi khả năng điều tiết sức mạnh chung của một tập đoàn và cơ hội đầu tư dài hạn vào các ngành nghề cần vốn lớn, có ý nghĩa lâu dài cho nền kinh tế.

Đại diện một doanh nghiệp đầu tư trong lĩnh vực bất động sản du lịch nghỉ dưỡng cho rằng, với một doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực bất động sản nghỉ dưỡng hiện nay phần lớn nguồn vốn đầu tư đều dựa trên những hợp đồng hợp tác chiến lược với các tập đoàn trong nước hoặc các nhà đầu tư nước ngoài. Nếu những ý tưởng khởi nghiệp “phương trưởng” và trở thành thành viên của các tập đoàn lớn trong nước sau khi mua bán, sáp nhập thì có nhiều cơ hội để phát triển.

Vì vậy, việc hạn chế trần chi phí lãi vay theo Nghị định 20 về mục đích là hướng đến ngăn chặn các gian lận chuyển giá và trốn thuế của các doanh nghiệp FDI nhưng lại đang là rào cản quá lớn trong việc huy động nguồn vốn đầu tư của các doanh nghiệp trong nước, đặc biệt là doanh nghiệp khởi nghiệp.

{keywords}
BĐS là ngành đặc thù cần huy động nguồn vốn lớn

Theo Luật sư Trương Thanh Đức (Công ty Luật Basico), mục tiêu ban đầu của Nghị định 20 nhằm hạn chế việc chuyển thu nhập của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam đến một doanh nghiệp khác (trong cùng tập đoàn đa quốc gia) tại vùng lãnh thổ/quốc gia có thuế suất thuế Thu nhập doanh nghiệp thấp hơn so với Việt Nam để tối đa hóa lợi nhuận và tối thiểu hóa nghĩa vụ thuế phải nộp.

Tuy nhiên, đối tượng bị ảnh hưởng nặng nề nhất từ việc khống chế chi phí lãi vay được trừ 20% trên lợi nhuận thuần trước lãi và khấu hao lại là các doanh nghiệp Việt Nam. Đặc biệt, những doanh nghiệp đang đầu tư vào những ngành trọng điểm cần số vốn rất lớn. Như vậy là hoàn toàn trái với mục tiêu ban đầu khi ban hành Nghị định.

Hơn nữa, các doanh nghiệp trong nước vốn ít, phần lớn phải vay vốn từ các ngân hàng, tổ chức tài chính khác. Đây là phần vốn vay độc lập không thuộc các hoạt động giao dịch liên kết.

“Căn cứ theo quy định tại Điều 9 Luật Thuế Thu nhập doanh nghiệp hiện hành không có quy định về khống chế lãi tiền vay như quy định khoản 3 Điều 8 Nghị định số 20. Theo đó, quy định này tại Nghị định 20 chưa phù hợp với Luật Thuế Thu nhập doanh nghiệp hiện hành nên không có cơ sở để thực hiện theo quy định này”, luật sư Đức khẳng định.

TS. Nguyễn Trí Hiếu cho biết: "Với nhiều năm hoạt động tài chính tại Mỹ, tôi nhận thấy không có việc áp trần chi phí lãi vay cho doanh nghiệp tại quốc gia này cũng như nhiều đất nước phát triển. Nếu một doanh nghiệp nào đó có dấu hiệu đẩy chi phí vay để trốn thuế, thì cơ quan quản lý sẽ yêu cầu doanh nghiệp giải trình và sau đó là tiến hành điều tra.

Trong khi đó, bà Hương Vũ, Phó giám đốc Công ty TNHH Ernst & Young Việt Nam (EY Vietnam) cho rằng: "Nghị định 20 có thể điều chỉnh theo hướng bù trừ thu nhập và chi phí lãi vay, lãi suất biến động, tỷ lệ nhóm; xem xét đặc thù cho các doanh nghiệp mới hoạt động/đầu tư mở rộng; xem xét tính đặc thù của tập đoàn là tổng công ty, mô hình hoạt động công ty mẹ - con... Tuy nhiên, việc điều chỉnh mức khống chế cần phải được khảo sát và nghiên cứu thêm để phù hợp điều kiện cũng như các quy định khác tại Việt Nam”.

Trước những bất cập lớn từ Nghị định 20 dẫn tới việc bội tăng tiền thuế từ việc áp trần lãi vay 20%, nhiều chuyên gia cho rằng, Việt Nam nên áp dụng phương án khống chế chi phí lãi vay bằng lãi vay ròng, không nhất thiết phải áp chi phí lãi vay thuần như hiện tại.

 D.Anh

Đẩy lãi suất tăng cao: Ngân hàng nhỏ gây biến động khác thường

Đẩy lãi suất tăng cao: Ngân hàng nhỏ gây biến động khác thường

Nhiều ngân hàng quy mô nhỏ đang đẩy lãi suất huy động trung, dài hạn lên cao, tạo ra khoảng cách ngày càng xa so với ngân hàng lớn.