1. Những loại rượu bạn có thể uống được?

  • Rượu thực phẩm còn gọi rượu ethanol
  • Rượu Methanol
  • Cồn y tế
Chính xác

Tiến sĩ, Bác sĩ Nguyễn Trung Nguyên, Giám đốc Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai, cho biết trong mùa xuân số ca nhập viện vì rượu tăng lên đột biến. Thông thường, rượu thực phẩm có thể uống được là rượu ethanol. Nhưng nhiều trường hợp uống phải rượu giả chứa cồn công nghiệp thậm chí cồn sát trùng mua ở nhà thuốc hoặc hoặc uống phải hoá chất lau chùi, hoá chất đốt đóng chai nhập nhèm thành cồn sát trùng y tế.
 
Theo bác sĩ Nguyên khi uống rượu nhiều, đặc biệt là uống mà không ăn, dễ gây hạ đường huyết. Tại Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai, nhiều bệnh nhân được gia đình đưa đến viện trong tình trạng đường máu giảm gần như bằng 0 dẫn tới bất tỉnh, tổn thương não.
 

2. Ngộ độc rượu và say rượu có giống nhau không?

  • Không
Chính xác

Theo bác sĩ Nguyên, ngộ độc rượu khác với say rượu.  Ngộ độc rượu do bệnh nhân uống phải rượu có chứa cồn công nghiệp nghiệp. Bệnh nhân ngộ độc rượu không thể hồi phục lại như trước, đặc biệt là tế bào chất xám. Bệnh nhân được cứu sống đều có di chứng, mất một phần tế bào não. Say rượu là tình trạng mất kiểm soát do uống rượu ethanol. 

3. Triệu chứng khi bạn say rượu như thế nào?

  • Buồn ngủ
  • Mệt mỏi
  • Nhiều triệu chứng khác nhau tùy theo nồng độ rượu bạn uống
Chính xác

Bác sĩ Tăng Tuấn Phong, khoa Cấp cứu, Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM, cho biết người uống rượu truyền thống hay còn gọi là rượu ethanol bị say có nhiều biểu hiện khác nhau. Ví dụ, triệu chứng ở đường tiêu hóa gồm đau bụng, nôn ói, kích thích, viêm loét dạ dày, viêm tụy cấp tính, suy gan cấp tính. 
 
Một số người có triệu chứng về thần kinh khi nồng độ cồn vẫn còn ở mức vừa phải. Cụ thể là hưng phấn, cởi mở hơn, thích giao tiếp, mất thăng bằng, đi không vững, nhìn đôi. 

4. Say rượu có thể dẫn đến tử vong không?

  • Không
Chính xác

Theo bác sĩ Phong, khi uống rượu với nồng độ cao hơn từ trạng thái say chuyển sang chuyển sang trạng thái ức chế thần kinh khiến bạn nói líu díu, mất định hướng không gian, phán đoán xung quanh. Nặng hơn, bạn sẽ bị mất trí nhớ thoáng qua, co giật và suy hô hấp gây tử vong. 
 
Đối với bệnh nhân bị viêm gan mạn tính, dự trữ glucose ở gan thấp, việc uống rượu không ăn tinh bột khiến cơ thể không có đường để chuyển hóa nên gan chuyển hóa mỡ theo đường yếm khí gây toan trong máu. Người bệnh có biểu hiện lâm sàng thở nhanh, thở nông, vật vã, tụt huyết áp, lơ mơ và ngưng tim. Bệnh nhân không cấp cứu kịp thời có thể tử vong.

5. Ngộ độc rượu Methanol xuất hiện trong bao lâu sau khi uống rượu?

  • 30 phút
  • 8 đến 24 giờ hoặc muộn hơn nữa
Chính xác

Theo bác sĩ Phong ngộ độc methanol diễn ra chậm hơn tình trạng say rượu vì phải qua quá trình chuyển hóa mới tạo thành acidfomic, gây tổn thương thần kinh và tổn thương mắt.

Do quá trình chuyển hóa rất chậm nên từ 8 đến 24 giờ sau, thậm chí 2 ngày sau mới có biểu hiện. Với người dùng thêm rượu ethanol, loại rượu này khi vào cơ thể lại làm chậm quá trình chuyển hóa và gây độc của methanol. 

Bệnh nhân có biểu hiện đau đầu, chóng mặt, nhìn mờ, thị lực giảm dần, thở nhanh, thở nông, ảnh hưởng hệ thần kinh của người bệnh gây hôn mê, co giật, tử vong. 

6. Người bị ngộ độc rượu có thể được theo dõi và điều trị tại nhà không?

  • Không
Chính xác

Theo bác sĩ Phong, khi ngộ độc rượu người bệnh bắt buộc phải được đưa đi cấp cứu. Nếu chậm trễ có thể tử vong. Tại bệnh viện, bác sĩ có thể điều trị triệu chứng hệ tiêu hóa như bù nước, lọc máu, trường hợp nặng suy hô hấp phải đặt nội khí quản. 
 
Khi sử dụng rượu, bác sĩ Phong lưu ý người bị bệnh nền, có tiền sử viêm gan do rượu, viêm gan virus, người có tiền sử viêm dạ dày, viêm tụy cấp do rượu khi sử dụng rượu bia cần thận trọng. Bác sĩ Phong cho biết tốt nhất nên ăn trước khi uống để làm giảm hấp thu rượu, tránh gây ngộ độc rượu cấp.