Hôm nay 10/9, ghi nhận của PV VietNamNet tại các địa phương Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, người dân  đang khẩn trương gặt lúa để tránh bão Côn Sơn được dự báo sẽ đổ bộ vào đất liền.
 
Tại Thanh Hoá: Theo báo cáo của Chi cục Trồng trọt (Sở NN&PTNT Thanh Hóa), tính đến thời điểm hiện tại trên địa bàn tỉnh mới có khoảng 10% diện tích lúa chín cho thu hoạch.

Để ứng phó với bão Côn Sơn, nhiều địa phương có diện tích lúa chín đã xuống đồng gặt khẩn trương. Với diện tích lúa xanh, bị đổ người dân đang cố gắng chăm sóc, bảo vệ.

Cụ thể, huyện Hoằng Hóa có diện tích lúa mùa 7.500 ha, hiện đã chín được 30%; để chủ động phòng, chống bão Côn Sơn, huyện đang huy động 90 máy gặt đập liên hợp cùng bà con nông dân khẩn trương thu hoạch lúa. Dự kiến từ ngày 10 đến 20/9 sẽ thu hoạch xong.

{keywords}
Nông dân ở Thanh Hoá gặt lúa chạy đua với bão - Ảnh: Lê Dương

Tại TP Sầm Sơn, trên địa bàn thành phố có 591 ha lúa vụ hè thu nhưng còn xanh, chưa thể thu hoạch được; cấp ủy, chính quyền các địa phương đã tuyên truyền, vận động, hướng dẫn người dân triển khai các biện pháp bảo vệ. Các địa phương khác cũng tương tự.

Bí thư Tỉnh ủy Thanh Hóa Đỗ Trọng Hưng cho biết, đây là cơn bão rất mạnh, có diễn biến phức tạp, theo dự báo trong những ngày sắp tới sẽ trực tiếp đổ bộ vào các tỉnh khu vực đồng bằng Bắc Bộ và Thanh Hóa.

Do đó, phải đẩy mạnh tuyên truyền, vận động người dân ở các vùng nuôi trồng thủy, hải sản khẩn trương thu hoạch các con nuôi thủy hải sản để tránh thiệt hại do bão gây ra. Đồng thời, di chuyển đến các vị trí an toàn để tránh bão, tuyệt đối không ở trên chòi khi bão vào.

{keywords}
Đội lúa lên đầu đưa vào bờ - Ảnh: Lê Dương 
{keywords}
Người nông dân huy động cả xe máy chở thóc về nhà - Ảnh: Lê Dương

Đặc biệt, phải triển khai ngay phương án thu hoạch lúa vụ hè thu trong điều kiện bảo đảm công tác phòng, chống dịch Covid-19. Tranh thủ thời tiết đang thuận lợi, huy động người dân khẩn trương thu hoạch theo hướng kết hợp giữa thu hoạch thủ công với thu hoạch bằng máy.

Tại Nghệ An: Trưởng Phòng Nông nghiệp huyện Nam Đàn Nguyễn Đình Thế cho biết, toàn huyện có hơn 5.800ha lúa vụ hè thu, trong đó bà con đã thu hoạch được khoảng 4.500ha.

Không những đẩy nhanh tiến độ gặt lúa trước lúc bão Côn Sơn đổ bộ vào đất liền, UBND huyện Nam Đàn còn lên phương án đẩy nhanh tiến độ phòng chống dịch Covid-19. Trong vài ngày tới, hầu hết các diện tích lúa chín sẽ được thu hoạch xong.

{keywords}
Bà con xã Nam Hưng, Nam Đàn khẩn trương gặt lúa vụ hè thu tránh bão, với phương châm "xanh nhà hơn già đồng" - Ảnh: Quốc Huy
{keywords}
Trả tiền công thuê máy gặt lúa - Ảnh: Quốc Huy

“Với phương châm xanh nhà hơn già đồng. Chúng tôi chỉ đạo các địa phương tạo điều kiện cho máy gặt ở những xã đã thu hoạch xong đi sang hỗ trợ các địa phương khác. Riêng tại xã Xuân Hoà đang thực hiện giãn cách xã hội ‘ai ở đâu ở yên đó’, chúng tôi thuê máy gặt thu hoạch chở lúa về tận nhà cho bà con” - ông Thế nói.

Cũng theo ông Thế, toàn xã Xuân Hoà có khoảng 319ha lúa, trong đó đã thu hoạch khoảng 200ha. Lúa gặt xong được đội thanh niên tình nguyện chở về nhà giúp bà con.

{keywords}
Khẩn trương vận chuyển lúa sau khi gặt xong lên bờ để đưa thóc về nhà tại xã Kim Liên, huyện Nam Đàn - Ảnh: Quốc Huy

Bí thư Đảng ủy xã Nam Hưng (huyện Nam Đàn) Đặng Hồng Thăng cho biết, toàn xã có hơn 105ha lúa, hiện còn khoảng 15ha chưa thu hoạch. Trong vài ngày tới, toàn bộ diện tích lúa sẽ được bà con gặt xong trước lúc bão vào.

Ông Chu Tự Mạnh, xóm trưởng Liên Sơn, xã Kim Liên cho biết, toàn xóm có 53ha diện tích trồng lúa, mưa lớn đã gây ngập úng, bà con phải gieo mạ lần thứ 4. Do đó, lúa chín muộn nên bà con mới thu hoạch khoảng 60% diện tích. Tranh thủ thời gian nắng, bà con đang nỗ lực để chạy đua với thời gian tránh lúa bị ngập lụt.

Ngoài ra, Nghệ An có gần 20.000ha nuôi trồng thủy sản, bà con nông dân đã biết tin bão Côn Sơn nên chủ động thu hoạch, có phương án bảo vệ tránh những thiệt hại có thể xảy ra.

Tại Hà Tĩnh: Trước thông tin bão Côn Sơn gây mưa lớn, người dân Hà Tĩnh hối hả ra đồng thu hoạch lúa hè thu với phương châm “xanh nhà hơn già đồng”.

Theo thống kê, đến nay toàn tỉnh Hà Tĩnh đã thu hoạch được được 38.250/45.000 ha lúa hè thu, đạt 85% tổng diện tích. Hiện 15% diện tích lúa chưa được thu hoạch.

{keywords}
Bà con ở Hà Tĩnh khẩn trương đưa máy móc xuống đồng gặt lúa chạy đua với mưa bão - Ảnh: Thiện Lương

Sở NN&PTNT Hà Tĩnh khuyến cáo, cơn bão Côn Sơn đang có xu hướng mạnh dần lên và dự báo sẽ ảnh hưởng đến Hà Tĩnh, cần tập trung thu hoạch nhanh lúa hè thu trước mưa bão.

Theo Chi cục Trồng trọt & Bảo vệ Thực vật Hà Tĩnh, hiện huyện Cẩm Xuyên đã hoàn thành gặt lúa trước mùa bão. Huyện Kỳ Anh đã thu hoạch đạt 95% diện tích. Còn huyện Thạch Hà đạt 92% diện tích...

{keywords}
Ảnh: Lê Dương
{keywords}
Ảnh: Lê Dương
{keywords}
Ảnh: Lê Dương
{keywords}
Ảnh: Quốc Huy
{keywords}
Ảnh: Quốc Huy
{keywords}
Bà con phơi thóc sau khi thu hoạch - Ảnh: Quốc Huy
{keywords}
Ảnh: Thiện Lương
{keywords}
Ảnh: Thiện Lương
{keywords}
Ảnh: Thiện Lương
{keywords}
Thóc được đóng vào bì vận chuyển về nhà - Ảnh: Thiện Lương
{keywords}
Mùa gặt trên đồng lúa Hà Tĩnh - Ảnh: Thiện Lương

 

Nông dân Hà Tĩnh bán tôm non trước bão

Đài Khí tượng thủy văn tỉnh Hà Tĩnh dự báo, từ 12/9 đến 14/9, do ảnh hưởng của dải hội tụ nhiệt đới kết hợp với hoàn lưu cơn bão số 5, trên địa bàn sẽ có mưa to và dông.

Lo sợ mưa bão gây thiệt hại, những ngày gần đây, người nuôi tôm ở Hà Tĩnh luôn có mặt túc trực tại các hồ nuôi tôm, sẵn sàng xả nước khi gặp mưa lớn để trành tình trạng tràn hồ. Tại các hồ nuôi tôm ở huyện Lộc Hà, Thạch Hà... dù chưa đến kỳ thu hoạch nhưng bà con đã thả lưới đánh bắt, bán tôm non cho thương lái để giảm thiểu thiệt hại.

{keywords}
Khu vực hồ nuôi tôm ở huyện Lộc Hà 

Ông Nguyễn Văn Doãn (70 tuổi, trú thôn Tân Quý, xã Hộ Độ, huyện Lộc Hà) có hồ nuôi thủy sản rộng gần 3.000m2. Hồ nuôi này được ông Doãn thả nuôi 500 con cá, 10 vạn tôm thẻ cùng 3.000 con cua. Mặc dù còn khoảng 15 ngày nữa mới đến kỳ thu hoạch tôm, nhưng lo sợ mưa bão gây ảnh hưởng nên ông Doãn đã thả lưới, bán tôm non.

“Tôm hiện tại đang non, nhưng do sợ mưa bão khiến nước tràn hồ, thiệt hại về kinh tế, nên mấy ngày hôm nay tôi đã thả lưới, vớt tôm non bán dần cho thương lái. Tôm non bán không được giá nhưng tôi vẫn phải chấp nhận để đối phó với tình hình thời tiết”, ông Doãn cho hay.

{keywords}
Ông Doãn thả lưới đánh bắt tôm non bán cho thương lái

Cũng theo ông Doãn, số lượng tôm non trong hồ của ông nhiều và đang rất cần bán nhưng người mua giảm nhiều so với các năm trước.

“Những năm trước chủ quan nên mưa bão khiến hồ tôm của tôi thất thu, năm nay ngoài việc vớt bán tôm non thì tôi chủ động xả nước, mua lưới để vây toàn bộ hồ đề phòng nước ngập, cá tôm tràn ra ngoài”, ông Doãn nói thêm.

{keywords}
Mấy ngày vừa qua, dù bán rẻ nhưng ông Doãn cũng mới chỉ bán được khoảng 20kg tôm non
{keywords}
Tôm chưa đến kỳ thu hoạch

Rút kinh nghiệm từ những năm trước, trước mùa bão năm nay, ông Nguyễn Văn Tranh (65 tuổi, trú xã Hộ Độ) đã chuẩn bị cọc tre, mua lưới chằng xung quanh hồ để phòng nước dâng.

“Năm ngoái do chủ quan nên tôi mất trắng vụ tôm trong mùa mưa lũ, khoảng 350 triệu đồng. Năm nay tôi chủ động thả lưới đánh bắt tôm bán trước, dù tôm chưa đúng chính vụ nhưng cũng không còn cách nào khác”, ông Tranh nói.

{keywords}
Người dân chằng chéo ao hồ để tránh cá tôm tràn ra khi mưa bão về
{keywords}
Ông Tranh cho biết, năm ngoái do chủ quan nên ông thất thu khoảng 350 triệu đồng

Tại khu vực nuôi cá lồng bè ở xã Thạch Long (huyện Thạch Hà) và xã Thạch Hạ (TP Hà Tĩnh) người dân cũng đang gấp rút đưa cá vào khu vực an toàn, gia cố lại bè đề tránh thiệt hại trước mưa bão.

{keywords}
Người dân Hà Tĩnh chằng chéo tàu bè trước mưa bão

Chi cục Thuỷ sản Hà Tĩnh cho biết, hiện tại tổng diện tích nuôi trồng thuỷ sản toàn tỉnh là 7.018 hecta, sản lượng chưa thu hoạch dự kiến 5.619 tấn.

Để ứng phó với bão Conson, Chi cục Thuỷ sản đã khuyến cáo người dân chủ động gia cố ao hồ, lòng bè, kê cao nguyên liệu, thức ăn đảm bảo an toàn nhằm giảm thiểu thiệt hại. Ngoài ra đối với hồ nuôi ao đến kỳ thu hoạch thì thu hoạch, lồng bè phải đưa vào vị trí an toàn để tránh bão.

“Đa phần nuôi tôm đến kỳ thu hoạch được giá họ mới bán, trừ những trường hợp bất khả kháng. Bình thường tôm đạt 45-50 con/kg thì bán giá cao hơn, còn riêng đối với vùng nuôi tôm ở xã Hộ Độ, bắt đầu 70-80 con được giá thì họ bán dần. Việc này một phần nhằm giảm thiểu thiệt hại do mưa lũ", cán bộ Chi cục Thủy sản Hà Tĩnh nói. 

Mưa lũ cuốn đứt cầu, hàng trăm hộ dân miền núi Quảng Trị bị chia cắt

Mưa lũ cuốn đứt cầu, hàng trăm hộ dân miền núi Quảng Trị bị chia cắt

Chỉ vài trận mưa lớn, nhiều chiếc cầu ở huyện miền núi Hướng Hóa (Quảng Trị) đã bị đứt gãy gây chia cắt tạm thời hàng trăm hộ dân ở 4 thôn thuộc xã Hướng Lập.

Lê Dương - Quốc Huy - Thiện Lương