Tập đoàn Asia Cohort Consortium đã thực hiện nghiên cứu so sánh tỷ lệ nguy cơ gặp nguy hiểm giữa 538.377 người sống cùng vợ/chồng với 84.763 sống một mình ở các quốc gia châu Á trong vòng 15 năm, Korea Bizwire đưa tin.
Các nhóm từ Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc và Singapore đã tham vào nghiên cứu được công bố hôm 16/6.
Nhóm sống một mình bao gồm những người đã ly thân, ly hôn, góa bụa hoặc chưa từng kết hôn.
Kết quả cho thấy những người nói rằng họ sống một mình đối mặt với tỷ lệ nguy hiểm là 27,1%, cao hơn nhiều so với mức 18,6% ở những người sống cùng vợ hoặc chồng.
Nhóm nghiên cứu ước tính trung bình những người sống một mình đối diện nguy hiểm cao hơn 15% so với nhóm sống chung với bạn đời.
Được phân loại theo kiểu sống đơn độc, tỷ lệ gặp nguy hiểm ở những người chưa từng kết hôn cao hơn 62% so với các cặp vợ chồng.
Tỷ lệ đối diện nguy hiểm của những người đã ly hôn, ly thân hoặc góa bụa cao hơn lần lượt 38%, 35% và 9% so với các cặp vợ chồng sống chung.
Nhóm nghiên cứu giải thích trong trường hợp mắc bệnh mạn tính, vợ hoặc chồng có vai trò hiệu quả trong việc yêu cầu cơ quan y tế giúp đỡ và điều trị nhất cho bạn đời của mình. Điều này có tác động lớn đến sự an toàn và giảm nguy cơ tử vong của người bệnh.
"Đàn ông nhận được nhiều lợi ích về sức khỏe từ hôn nhân hơn phụ nữ. Chúng tôi cũng quan sát thấy tỷ lệ tử vong giảm ở nhóm này", Tiến sĩ Shin Ae-sun từ Đại học Y khoa Đại học Quốc gia Seoul, người tham gia nghiên cứu này, cho biết.
Shin nói rằng: "Điều này xảy ra được cho phần lớn bởi nam giới có xu hướng bỏ thói quen hút thuốc, uống rượu và tập thể dục nhiều hơn sau khi cưới vợ và sinh con. Trách nhiệm xã hội nặng nề hơn sau khi lập gia đình cũng có tác động tích cực đến các hoạt động liên quan tới sức khỏe của nam giới".
Theo Zing