Dù Luật Nhà ở đã chính thức cho phép người nước ngoài đầu tư bất động sản tại Việt Nam nhưng vẫn còn thiếu những văn bản hướng dẫn chi tiết, cho nên người nước ngoài khi mua nhà sẽ gặp nhiều khó khăn.
Đã qua gần 20 tháng kể từ khi Luật Nhà ở chính thức cho phép người nước ngoài đầu tư bất động sản tại Việt Nam. Luật này không quá mới nhưng ông Greg Ohan Tổng giám đốc JLL đánh giá đây là một bước đi rất tiến bộ, được nhiều người đón nhận.
Tuy nhiên, đại diện JLL cho rằng luật này vẫn còn thiếu những văn bản hướng dẫn chi tiết và những thủ tục hành chính liên quan khác. Do đó, việc thực hiện luật này phần nào còn hạn chế cũng như chưa xác định rõ quy trình thực thi.
Đối với hơn 80.000 người nước ngoài đang sinh sống và làm việc tại Việt Nam và hơn 4 triệu Việt kiều, việc mua nhà tại Việt Nam sẽ không quá khó khăn. Thế nhưng, nếu là một nhà đầu tư nước ngoài không sống ở Việt Nam thì ông khuyên rằng nên chuẩn bị tâm lý về những khó khăn có thể gặp phải.
Ohan đã chia sẻ một số lưu ý dành cho người nước ngoài khi mua nhà tại Việt Nam:
Về chuyển nhượng: nếu may mắn trong chiến lược bán nhà và nhanh chóng tìm được người mua để chuyển nhượng căn hộ thì người nước ngoài phải làm một loạt các thủ tục hành chính để hoàn thành việc mua bán này.
Người nước ngoài mua nhà tại Việt Nam sẽ gặp một số khó khăn liên quan đến pháp lý |
Tiếp theo, họ cần phải chuẩn bị hợp đồng đặt cọc và hợp đồng mua bán; cả hai bản phải được công chứng và kí bởi tất cả các bên bao gồm cả chủ đầu tư đã bán tài sản đó. Sẽ không có bản hợp đồng chuẩn nên người mua phải tự chuẩn bị cho mình hoặc tìm đến sự giúp đỡ của nhà tư vấn.
Sau đó, hợp đồng phải được dịch, được ký tên và có sự làm chứng bằng tiếng Việt bởi một công chứng viên. Khi giao dịch hoàn tất, người mua sẽ phải đóng thuế trên giá trị tài sản. Người nước ngoài sẽ không thể hồi khoản tiền đầu tư về nước nếu nghĩa vụ đóng thuế chưa được hoàn thành.
Cuối cùng, đến thời điểm tiền được chuyển vào tài khoản ngân hàng, người mua cần lưu ý rằng cách duy nhất để hồi khoản tiền đầu tư về nước qua các ngân hàng quốc tế mà bảo đảm việc tuân thủ luật pháp Việt Nam là cung cấp tất cả tài liệu kể trên bao gồm hóa đơn đỏ như là chứng từ thanh toán từ bộ phận thuế.
“Chỉ sau khi hoàn tất việc đó ngân hàng mới cho phép bạn nhận tiền. Và bạn cũng cần phải thanh toán phí cho chủ đầu tư để hoàn tất việc chuyển nhượng", đại diện JLL cho biết.
Đối với việc cho thuê: nếu là một nhà đầu tư thì đã đến lúc những người nước ngoài nên tìm kiếm khách hàng bởi nhiều dự án lớn sẽ hoàn thành tại TP.HCM và Hà Nội vào cuối năm 2017.
Khi tiền thuê được thanh toán hàng tháng, nhà đầu tư nước ngoài cần nhớ những quy luật về thuế, hồi tiền đầu tư về nước và hóa đơn sẽ được áp dụng.
“Trừ khi bạn sẵn sàng đến cơ quan thuế vào mỗi tháng, bạn có thể thương lượng để nhận tiền thuê hàng quý, hàng tháng hoặc một khoảng thời gian tiện hơn. Hãy chắc chắn rằng bạn có kế hoạch cho điều này.
Dù thị trường rất hứa hẹn vào năm 2017, nhưng nếu bạn mua một căn nhà và đang cân nhắc bán hoặc cho thuê nó, chỉ cần đảm bảo rằng bạn có một nhà tư vấn trong nước sẵn sàng giúp bạn một tay - nếu không thì nó khá phức tạp đấy”, ông Greg Ohan nhận định.
(Theo Một thế giới)