"Tôi là người Anh may mắn nhất trong Tòa Tháp đôi... Không ai ở các tầng
phía trên tôi sống sót", George Sleigh bày tỏ.
TIN BÀI KHÁC:
EU chi 4 triệu đô khuyến khích dân ăn côn trùng
Tổng thống Hàn Quốc hôn vợ trên khán đài
Hội đàm đổ vỡ, Gaddafi vẫn quyết chiến
Tổng thống Hàn Quốc hôn vợ trên khán đài
Hội đàm đổ vỡ, Gaddafi vẫn quyết chiến
George Sleigh ngày 11/9/2001
Máu dính khắp người nhưng không chịu khuất phục, George Sleigh loạng choạng bước
qua một đám bụi nghẹt thở, nắm chặt chiếc cặp đựng tài liệu.
Kiến trúc sư người Anh này đã thoát một cách kỳ diệu ra khỏi văn phòng của ông
sau khi bất lực chứng kiến chuyến bay số hiệu 11 của American Airlines đâm vào
Tòa tháp Bắc phía trên ông.
George mất 50 phút mới trèo xuống được cầu thang
từ văn phòng trên tầng thứ 91 của ông - và ông run bắn người khi nhớ lại cảnh
không một ai ở cao hơn mình sống sót sau vụ khủng bố.
Mười năm trôi qua và giờ đây người ông 73 tuổi này đang tận hưởng từng ngày may
mắn của mình. "Tôi đã nghĩ mình sẽ chết", ông kể lại.
George cho biết, ông vẫn giữ chiếc cặp ngày nào,
vật đã theo ông suốt hành trình tới nơi an toàn - và nói chiếc cặp này có thể đã
cứu mạng ông. "Khi chúng tôi lau chùi chiếc cặp, chúng tôi phát hiện ra một số
vết cắt trên nó", ông nói. "Kính vỡ đã văng vào chiếc cặp chứ không văng vào
tôi", ông cho hay.
George còn nhớ rất rõ từng chi tiết nhỏ nhất của
ngày định mệnh đó. Ông rời nhà ở New Jersey và hướng tới Trung tâm Thương mại
Thế giới, nơi ông làm việc cho American Bureau of Shipping. Văn phòng tĩnh lặng
bất thường bởi vì đa số các nhân viên đã được điều tới Houston, Texas, chỉ còn
25 người ở New York. Nhưng văn phòng sắp bị nghiền nát trong nỗi kinh hoàng vượt
quá sức tưởng tượng.
"Điều đầu tiên tôi nhớ là tiếng ồn - tiếng gầm của máy bay. Tôi xoay quanh trên
chiếc ghế của mình và thấy máy bay ở bên ngoài, cách khoảng 8m phía trên. Nó
nghiêng đi một chút trước khi đâm vào tòa nhà ở chính phía mà tôi đang ngồi".
"Tôi nhìn thấy phần thấp hơn của máy bay. Tôi chỉ biết che đầu và cầu nguyện. Cả
văn phòng sập xuống xung quanh tôi. Nhưng không lửa, không khói và tất cả cửa sổ
ở tầng tôi còn nguyên. Máy bay có thể đã đâm vào khoảng 3-4 tầng phía trên tôi.
Tôi cảm thấy tác động đối với tòa nhà và trong lúc mọi thứ đổ xuống đầu thì tôi
phải bò ra ngoài".
"Thậm chí không có cửa sổ nào bị vỡ bên cạnh tôi khi trần nhà sập xuống. Tôi bò
tới cầu thang. Hai cầu thang đều bị khóa nhưng một cái thì ổn - nó bị khóa nhẹ
và chúng tôi xoay xở được để đi qua đống đổ vỡ. Lúc đó tôi đã 63 tuổi nhưng còn
khỏe và đi bộ tốt xuống cầu thang.
"Tôi đang tìm đường ra khỏi tòa nhà thì nghe thấy một tiếng nổ lớn. Sau đó tôi
biết Tháp Nam của tòa nhà bị sập. Khi bước ra cầu thang, tôi thấy cảnh tàn phá
thật khủng khiếp - trông giống như chiến trường. Tôi chạy hết sức có thể và rồi
thấy mình chìm trong một đám bụi. Tôi nghĩ mình sắp chết. Tiếng nổ ngay cạnh
tôi. Chỉ có 3 chúng tôi và chúng tôi nằm trong số những người cuối cùng ra
được".
"Một sĩ quan cảnh sát nhìn thấy tôi và phát hiện
tôi bị chảy máu ở chân phải. Anh ấy đưa tôi đến một xe cứu thương. Tôi thật may
mắn vì còn sống. Tôi rất vui khi tôi vẫn còn ở đây".
Con trai của George Sleigh là Stephen nhớ lại: "Ở London, tôi khóc cả buổi sáng
khi giở báo ra và nhìn thấy ảnh của cha cùng hai người đàn ông khác. Họ trong
như chiến binh xuất hiện trên chiến trường, đầy máu me, bụi bặm, nhọ nồi và nước
từ ống lửa".
Hai tháng sau vụ tấn công, George có một cuộc đoàn tụ gia đình cảm động ở quê
nhà Gateshead thuộc Tyne & Wear.
George - người cũng thoát khỏi bàn tay tử thần khi ông ở tầng 106 thuộc Tháp Nam
của Trung tâm Thương mại Thế giới trong vụ đánh bom năm 1993 - đã vượt qua nỗi
kinh hoàng của thảm kịch 11/9 một cách kinh ngạc.
"Tôi không bị ác mộng hay ám ảnh gì cả. Nhưng hàng ngày tôi luôn nghĩ đến vụ tấn
công".
George, người về hưu ở Ohio cách đây 8 năm, giờ đây thường kể lại trải nghiệm
của mình tại các trường học để đảm bảo các thế hệ mới ý thức rõ về những hành
động tàn bạo.
Thanh Hảo (Theo Mirror)