- Có ý kiến cho rằng "cuộc chiến" giữa các đơn vị sản xuất thiết bị bút chấm đọc khó đi đến hồi kết. Liệu rằng, đây có phải là nguy cơ châm ngòi cho "kế hoạch quốc gia" về dạy và học ngoại ngữ khó đạt mục tiêu?

TIN BÀI LIÊN QUAN:

Lùng bùng bút chấm đọc

Cho đến hết năm học 2011-2012 và chuẩn bị bước vào năm học 2012-2013, ông Doãn Hà Thắng (Viện Vật lí - Viện Khoa học công nghệ Việt Nam) - "cha đẻ" của thiết bị Robot Teacher đã được dạy thí điểm vẫn "đứng ngồi không yên".

Ông nói, thiết bị được Bộ GD-ĐT đưa vào thí điểm đã được công nhận về chất lượng, phù hợp với chuẩn chương trình, giáo viên và học sinh đã quen. Hơn nữa, đó là đề tài nghiên cứu của Viện...Đùng một cái, thị trường có thêm 4-5 đơn vị cùng chào hàng.

Ảnh có tính chất minh họa

Dù Bộ GD-ĐT đã kết luận, thiết bị của Viện Vật lí mới đạt chuẩn thế nhưng, theo những thông tin thu thập được thì khả năng năm học này (2012-2013) học sinh sẽ phải học sách và thiết bị không đảm bảo chất lượng.

Cũng có ý kiến cho rằng, sản phẩm đó chỉ như "đồ chơi của Trung Quốc, không có chức năng dạy - học mà giá thành không hề rẻ...". Điều này đi ngược với mục tiêu Chính phủ đề ra "Đổi mới toàn diện việc dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục Quốc dân". 

Sự lùng bùng thể hiện ở chỗ, trong công văn của Thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển yêu cầu phải đưa công nghệ số hóa vào và không được đòi hỏi đơn vị một nghĩa vụ nào. Thực tế, NXB Giáo dục Việt Nam lại đề nghị: "nếu muốn số hóa sách và thiết bị đọc được thì phải có một khoản phí cho NXB."

"Và từ năm 2011 họ đã thực hiện quy định như vậy - cho nên số lượng sách số hóa được rất ít" - một thông tin cho hay.

Cho đến năm 2012, năm thứ hai thực hiện đại trà, tiến độ sách được số hóa cho lớp 3, lớp 4 chưa được nhiều. Trong khi tổng số học sinh năm 2011 học sách tiếng Anh của Bộ là 240.000 học sinh. Năm 2012 số lượng học sinh cũng tương đương.

Thí điểm tiền tỷ

Cùng nhiều ý kiến thắc mắc, nhà nước bỏ tiền để thí điểm, kết quả triển khai thí điểm được Bộ đáng giá phù hợp...nhưng đến khi triển khai đại trà lại có nguy cơ bị hoán đổi với các thiết bị chưa rõ nguồn gốc. Hệ quả nhãn tiền là sẽ không cho kết quả như mong muốn, thậm chí còn kéo lùi đề án ngoại ngữ.

"Nếu triển khai in sách theo đồ chơi Trung Quốc, sẽ có vấn đề nảy sinh trong khi mã hóa là không đáp ứng được về thiết bị mà cả vấn đề kỹ thuật. Bởi đồ chơi thiếu hoàn toàn kỹ thuật không làm cho giáo viên giảng được và học sinh sẽ không học được" - lời một chuyên gia.

Nếu không kịp điều chỉnh theo đúng chỉ đạo của Bộ GD-ĐT thì cũng có nghĩa, công sức và tiền bạc triển khai thí điểm (năm học 2010-2011) hàng tỷ đồng theo "gió cuốn đi".  Quan trọng hơn, liệu học sinh có được học sách chuẩn, chương trình chuẩn?

Thiết bị của Viện Vật lí được Bộ GD - ĐT công nhận hỗ trợ quá trình dạy và học là trong quá trình thực hiện thiết bị phải giảng bài được cho học sinh; đồng thời, giải quyết vấn đề cô giáo vừa thiếu, vừa yếu. Để giảng bài được thì các thiết bị phải giống như thầy giáo. Cụ thể là đọc chuẩn cho học sinh nghe, giảng cho học sinh nhớ và cho điểm...Đây là điểm khác mà thiết bị đồ chơi thiếu.

Viện Vật lí "kêu cứu"

Năm nay là năm thứ 3 triển khai đề án ngoại ngữ, nhưng những chuyện lình xình thế này vẫn chưa chấm dứt. Trong khi đó, Đề án ngoại ngữ còn hơn 300 ngày nữa sẽ cho "ra lò" lứa học sinh đầu tiên khi ra trường phải đạt chuẩn ngoại ngữ châu Âu.

Viện Vật lí đã có công văn gửi lãnh đạo Bộ và Đề án Ngoại ngữ 2020 kiến nghị, để những việc như trên liên quan đến SGK không làm mất ổn định xã hội, đề nghị lãnh đạo Bộ và Đề án Ngoại ngữ cho chỉ đạo số hóa với mã mở công khai toàn bộ SGK đại trà theo đúng mẫu đã thí điểm thành công.

Bên cạnh đó, cần phân biệt sách đã số hóa theo chỉ đạo của Bộ GD-ĐT và sách số hóa theo tiêu chuẩn riêng của NXB Giáo dục Việt Nam bởi vì lợi nhuận nên có một lượng sách không đạt chất lượng đang trôi nổi và thâm nhập thị trường giáo dục.

Thiết bị của Viện Vật lí được nghiên cứu và sang chế theo sát yêu cầu của Đề án ngoại ngữ quốc gia và được nhà nước đầu tư.

Công văn cũng nêu, theo báo cáo của lãnh đạo các tỉnh, SGK tiếng Anh thí điểm được số hóa đã đáp ứng tốt nhu cầu của các giáo viên và học sinh, nhưng khi triển khai đại trà có một số phản hồi. Cụ thể, sách mẫu cũng được in số hóa đầy đủ như khi thí điểm nhưng khi sách đến tay học sinh thì số lượng mã hóa rất ít, nơi có sách số hóa nơi không, có nhiều địa phương thông báo là hoàn toàn không có...

Trao đổi với chúng tôi, nhiều câu hỏi của các nhà quản lý giáo dục, các cán bộ tâm huyết và giáo viên một số địa phương phàn nàn: tại sao khi triển khai thí điểm cũng như phát sách giáo khoa mẫu trên cả nước thì sách giáo khoa mẫu được phủ mã để sử dụng tốt với thiết bị. Nhưng khi sách thật về đến tay học sinh và giáo viên thì lại là những quyển sách thường như cũ, kém xa về chuyên môn?

  • Nguyễn Hiền

TRA CỨU ÐIỂM THI ÐẠI HỌC, CAO ĐẲNG NĂM 2012

1. Ðiểm thi đại học
Soạn tin: DT {Số báo danh} gửi 6524
Ðể nhận kết quả điểm thi ngay khi công bố

2. Ðiểm thi trọn gói
Soạn tin: DTG {Số báo danh} gửi 6724
Ðể nhận trọn gói điểm thi (bao gồm điểm thi, chỉ tiêu, xếp hạng)

3. Xếp hạng
Soạn tin: XH {Số báo danh} gửi 6524
Ðể biết thứ hạng của mình so với các thí sinh khác

4. Ðiểm chuẩn
Soạn tin: DC {Mã trường} {Mã khối} gửi 6724
Nhận điểm chuẩn ngay khi công bố