Làm sao bộ máy trong sạch được?
Nhìn toàn diện, chế độ, thang bảng lương hiện nay còn những điểm gì bất cập, thưa ông?
- Ngày xưa, chỉ cần nhìn vào hệ thống thang bậc lương có thể biết ngay thứ bậc, trật tự hành chính. Còn theo bảng lương bây giờ, mọi trật tự, thứ bậc hành chính đã bị phá vỡ.
Bất cập thứ hai là hiện nay chúng ta đang chia ra quá nhiều bậc lương. Phải mất dăm bảy chục năm để một công chức đi hết cả quãng đời từ bậc thấp nhất mà đi lên. Chưa kể, tỷ lệ chênh lệch giữa các bậc rất thấp, không đáng kể.
Thứ ba, cơ chế tiền lương tối thiểu không còn phù hợp. Quan điểm mới là lương công chức phải là lương trung bình xã hội chứ không phải tiền lương tối thiểu.
Ông Thang Văn Phúc: Không thể để thu nhập ngoài lương lại cao gấp nhiều lần thu nhập chính thức. Ảnh: Minh Thăng |
Rồi chênh lệch giữa ngành này ngành khác cũng rất khác nhau. Nhiều ngành có hệ số quá cao. Điều đó cho thấy ngay trong hệ thống đã có sự không công bằng.
Tương quan trong hệ thống mặt bằng lương của các thành phần kinh tế cũng không giống nhau. Doanh nghiệp nước ngoài sẵn sàng trả hàng chục nghìn đô cho một nhân sự. Vậy là, cũng chỉ con người ấy, nhưng chuyển từ Nhà nước sang khu vực nước ngoài thì lương, thu nhập khác hẳn.
Chỉ mới phân tích vài nét như vậy đã có thể thấy rõ là người công chức giữ vai trò quản trị đất nước lại có đồng lương thấp, không tương xứng với trách nhiệm cũng như lao động quyền lực của họ.
Như vậy, Nhà nước phải tìm cơ chế để có chính sách đúng. Đồng lương phải trở thành động lực chính và phải là thu nhập chính. Không thể để cho thu nhập ngoài lương lại cao gấp nhiều lần so với thu nhập chính thức.
Hệ lụy của việc trả lương chưa tương xứng là gì, theo ông?
- Làm sao đòi hỏi bộ máy trong sạch, tận tụy được. Mọi khuyên bảo, động viên về đạo đức công vụ đều chỉ tác động có mức độ nào đó. Muốn thay đổi, cần chính sách thực tế về đời sống. Và thực tế là chưa có hệ thống nào để kiểm soát thu nhập ngoài lương. Đó cũng là một thiệt hại cho Nhà nước. Thuế thu nhập cũng không kiểm soát được.
Nhà nước phải lo cho đời sống của người công chức để họ thoát ly khỏi nhũng nhiễu. Khi chúng ta đã thừa nhận hội nhập, thừa nhận kinh tế thị trường, công chức cũng có nhiều lựa chọn. Dần dà sẽ khó giữ được chân những người tài trong bộ máy.
Nguy cơ nếu chậm cải cách
Nhưng có một thực tế là dù lương thấp nhưng không ít công chức vẫn có xe hơi, nhà lầu?
- Có hai tình huống. Bản thân vợ con người đó đang làm các ngành nghề kinh doanh khác nên giúp họ thoát ly được nỗi lo vật chất. Thứ hai, một bộ phận công chức lợi dụng vị trí, quan hệ công tác để làm việc bên ngoài, thu lợi cá nhân. Điều này khiến chính sách bị méo mó, đạo đức công vụ bị suy giảm. Hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước bị ảnh hưởng.
Như vậy, giữa các công chức cũng có hoàn cảnh sống khác nhau. Có người tranh thủ cơ hội kiếm tiền, có người không. Vậy là nảy sinh tâm lý so bì, tôi thì tận tụy, nhưng sống chật vật.
Do đó mới phải tính đến cải cách để trả lương công chức đúng với giá trị thực và đúng với quyền hạn, trách nhiệm giao cho họ.
Nhưng để tăng lương thì cần nguồn tiền từ đâu? Ngân sách nhà nước có hạn và chúng ta cũng đã từng kêu gọi tinh giản biên chế nhưng bộ máy vẫn phình ra?
- Khi chuẩn bị Nghị
quyết TƯ 5, khóa X về tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính, chúng tôi đã đề cập
đến vấn đề này. Đó là cần phân loại rõ ai là cán bộ, công chức. Trong đó, công
chức hành chính là những người hoạt động trong nền công vụ, trong các cơ quan
thực thi công quyền. Họ phải được ưu tiên số một vì đây
chính là người thực thi công vụ, xây dựng và chuyển chính sách, pháp luật của
nhà nước vào cuộc sống, thanh tra, kiểm soát toàn bộ hoạt động này.
Còn các đối tượng khác như: cán bộ chính trị, đoàn thể… phải tách ra để từng bộ phận có cơ chế, chính sách phù hợp.
Năm qua, Viện Những vấn đề phát triển do ông làm Viện trưởng đã tổ chức nhiều hội thảo về lương công chức để góp ý cho đề án cải cách giai đoạn 2012 - 2020. Các ông đã nhận được hồi âm đến đâu từ các nhà hoạch định chính sách?
- Phản hồi rất tích cực.
Tinh thần chỉ đạo từ cấp Trung ương xuống là phải cải cách tiền lương vì nếu để chậm là nguy cơ hiện hữu. Bởi nếu không trả lương xứng đáng, sẽ không có được đội ngũ hoạch định chính sách giỏi và từ đó sẽ không thể có được chính sách tốt, nền công vụ tốt. Một bộ phận sẽ tham mưu vì lợi ích cục bộ cho một số nhóm chứ không phải cho sự phát triển quốc gia.
Lê Nhung - Vân Anh
Kết quả thăm dò ý kiến tuần trước: