Là quốc gia đa dân tộc, đa tôn giáo, Nhà nước Việt Nam luôn tôn trọng và thực hiện nhất quán chính sách bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, quyền theo hoặc không theo tôn giáo của mọi người, thực hiện bình đẳng và đoàn kết các tôn giáo.
Nhờ chính sách đúng đắn của Nhà nước, đời sống tôn giáo ở Việt Nam có những chuyển biến tích cực, không có xung đột tôn giáo, các tôn giáo chung sống hòa hợp trong cộng đồng các dân tộc, quần chúng tín đồ tham gia tích cực vào công cuộc xây dựng và phát triển đất nước.
Việt Nam đã để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng bạn bè thế giới về hình ảnh đất nước, con người, văn hóa và đời sống tôn giáo. |
Trao đổi một số nét chính về tình hình tôn giáo, kết quả thực thi chính sách tôn giáo của Nhà nước Việt Nam, Trưởng ban Tôn giáo Chính phủ Vũ Chiến Thắng cho biết, ước tính khoảng 95% dân số Việt Nam có đời sống tín ngưỡng, tôn giáo, trong đó có trên 26 triệu tín đồ các tôn giáo (chiếm khoảng 27% dân số cả nước), khoảng 55 ngàn chức sắc, 145 ngàn chức việc, hơn 29 ngàn cơ sở thờ tự. Một số tôn giáo có số lượng tín đồ đông ở Việt Nam là: Phật giáo khoảng 14 triệu tín đồ, Công giáo khoảng 7 triệu tín đồ, Cao Đài 1,1 triệu tín đồ.
Sau một năm thực hiện, Luật tín ngưỡng, tôn giáo được các tổ chức, tổ chức tôn giáo thực hiện nghiêm túc: số lượng tín đồ tăng từ 25,3 triệu năm 2017 lên 26,1 triệu năm 2018; nhiều chức sắc, chức việc được phong phẩm, bổ nhiệm; nhiều cơ sở thờ tự được xây mới, tu tạo sửa chữa.
Thành tựu của Việt Nam về bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo
Ba lần đăng cai và tổ chức thành công Đại lễ Phật đản Liên hợp quốc VESAK năm 2008, 2014 và 2019, Việt Nam đã để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng bạn bè thế giới về hình ảnh đất nước, con người, văn hóa và đời sống tôn giáo.
Đại lễ Phật đản VESAK 2019 đã thu hút hơn 500 phái đoàn quốc tế và cá nhân, 1.500 đại biểu từ 105 nước và vùng lãnh thổ. |
Đại lễ Phật đản VESAK 2019 đã thu hút hơn 500 phái đoàn quốc tế và cá nhân, 1.500 đại biểu từ 105 nước và vùng lãnh thổ, gồm: Tăng vương, Tăng thống, chủ tịch và lãnh đạo các giáo hội, hệ phái Phật giáo, các giáo sư, tiến sĩ, nhà nghiên cứu, nhân sĩ trí thức học giả Phật giáo tham gia. Số lượng đại biểu trong nước sẽ có từ 15.000 - 20.000 người, đại diện các Hội Phật tử Việt Nam ở nước ngoài, Phật tử Việt kiều tiêu biểu; lãnh đạo các tôn giáo bạn và đồng bào phật tử, nhân dân cả nước đã tham dự.
Đại lễ Phật đản LHQ đã trở thành ngày hội văn hóa chan hòa, tinh thần đoàn kết quốc tế, nêu cao thông điệp hòa bình, đoàn kết và yêu thương trên nền tảng tư tưởng của Đức Phật, là nơi gặp gỡ của phật tử và những người yêu kính đạo Phật. Việt Nam được cộng đồng quốc tế đánh giá cao về ổn định chính trị, tăng trưởng kinh tế, phát triển y tế, giáo dục và thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội. Trong lĩnh vực tín ngưỡng, tôn giáo, Việt Nam luôn thực hiện nhất quán chính sách tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo, quyền sinh hoạt tôn giáo bình thường theo quy định của pháp luật.
Với chủ đề “Cách tiếp cận của Phật giáo về sự lãnh đạo toàn cầu và trách nhiệm cùng chia sẻ vì xã hội bền vững” đã nói lên tầm vóc, ý nghĩa lớn lao của Đại lễ Vesak kỷ niệm ngày Đức Phật sinh, thành đạo và nhập Niết bàn, cùng với sự khẳng định giá trị cốt lõi về hòa bình và trí tuệ trong giáo lý của Đức Phật, hơn bao giờ hết, càng cần thiết được phổ biến trong xã hội ngày nay để xây dựng sự phát triển bền vững và hòa bình đích thực cho nhân loại. |
Các tôn giáo ở Việt Nam luôn gắn bó và đồng hành cùng dân tộc, đã có nhiều đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, tham gia tích cực giải quyết các vấn đề trong đời sống xã hội, như từ thiện, giáo dục, y tế. Việt Nam sẽ tiếp tục cố gắng, nỗ lực nhiều hơn nữa, có chính sách tốt hơn nữa để không ngừng cải thiện, nâng cao đời sống của người dân, đặc biệt là những người nghèo, những người ở vùng sâu, vùng xa, đồng bào dân tộc thiểu số, thực hiện bình đẳng xã hội, xây dựng đất nước Việt Nam dân chủ, công bằng, văn minh.
Hòa thượng Thích Thanh Nhiễu, Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng trị sự GHPGVN, Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban Tổ chức Quốc tế Đại lễ Phật đản LHQ - Vesak 2019, phát biểu tại lễ bế mạc: Với chủ đề “Cách tiếp cận của Phật giáo về sự lãnh đạo toàn cầu và trách nhiệm cùng chia sẻ vì xã hội bền vững” đã nói lên tầm vóc, ý nghĩa lớn lao của Đại lễ Vesak kỷ niệm ngày Đức Phật sinh, thành đạo và nhập Niết bàn, cùng với sự khẳng định giá trị cốt lõi về hòa bình và trí tuệ trong giáo lý của Đức Phật, hơn bao giờ hết, càng cần thiết được phổ biến trong xã hội ngày nay để xây dựng sự phát triển bền vững và hòa bình đích thực cho nhân loại.
Không thể phủ nhận, Đại lễ Phật đản Liên hợp quốc - VESAK 2019 mang ý nghĩa khẳng định nỗ lực và thành tựu của Việt Nam về bảo đảo quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo; thúc đẩy giao lưu, hợp tác quốc tế về tôn giáo; khẳng định vai trò một thành viên có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế và sự ủng hộ của Việt Nam đối với nỗ lực của Liên hợp quốc trong thúc đẩy hòa bình, hòa hợp giữa các tôn giáo và các nền văn hóa; thể hiện trách nhiệm của Việt Nam đối với Liên hợp quốc.
Trần Hằng