Chị Nguyễn Thị Tuấn, cán bộ Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh Điện Biên, cho biết địa bàn tỉnh hiện có 2 điểm dịch Covid-19 bùng phát, gặp nhiều khó khăn là huyện Nậm Pồ và xã Mường Pồn (huyện Điện Biên).

Gần 1.000 em nhỏ, đều là học sinh mầm non và tiểu học, phải đi cách ly tập trung, không có bố mẹ đi cùng. Hiện, các bé thiếu thốn nhiều thứ từ quần áo, khẩu trang đến gạo, đồ ăn, nước uống.

{keywords}
 
{keywords}
‘Các em nhỏ tại điểm cách ly thuộc xã Mường Pồn. Nhiều em được đưa đi cách ly ngay trong đêm.

Có em mặc một bộ đồ từ hôm cách ly đến giờ

Những ngày qua, chị Tuấn được báo tin về 2 điểm cách ly đang cần gấp sự hỗ trợ. Đó là trường Mầm non Mường Pồn 2 (xã Mường Pồn) có 70 em nhỏ cách ly từ đêm 19/5. Còn trường PT Dân tộc Bán trú THCS Nà Khoa (xã Nà Khoa, huyện Nậm Pồ) có 50 học sinh.

“Các cháu trong độ tuổi 0-13, đều là con em dân tộc Mông, Thái. Có cháu chỉ một bộ quần áo mặc trên người từ hôm cách ly tới giờ”, chị cho biết.

Ngay khi tiếp nhận thông tin trên, chị Tuấn đứng ra kêu gọi sự ủng hộ, hỗ trợ từ nhiều cá nhân, tổ chức.

Theo nữ cán bộ, do công tác truy vết thần tốc, nhiều em nhỏ được đưa về điểm cách ly tập trung ngay trong đêm. Thậm chí, nhiều phụ huynh còn không nắm được con mình đang ở điểm nào.

“Hiện các cháu được cô giáo trông coi, tình hình sức khỏe ổn. Có em mới 2 tuổi, cả gia đình phải đi cách ly. Hôm đầu, nhiều bé khóc vì lạ, nhớ bố mẹ”, chị Tuấn nói.

{keywords}
 
{keywords}
Trước tình hình dịch diễn biến phức tạp, công tác truy vết được khẩn trương tiến hành ở xã Mường Pồn trong đêm.

Các điểm cách ly được bố trí ở trường bán trú, có đồ đạc cơ bản như chăn, màn, giường, chiếu. Tuy nhiên, vì tình hình dịch diễn biến phức tạp, nhiều nơi đang thiếu thốn từ khẩu trang, dung dịch sát khuẩn, găng tay y tế đến quần áo, thực phẩm, phích nước, cốc uống nước...

Anh Phạm Đình Quý (Hà Nội), người nhiều năm tình nguyện xây trường học cho trẻ em ở vùng sâu, vùng xa, là một trong số cá nhân được chị Nguyễn Thị Tuấn nhờ hỗ trợ.

Bản thân từng xây trường ở 2 xã Nà Khoa và Mường Pồn, anh Quý không khỏi xúc động khi nhìn thấy hình ảnh các cháu bé, y bác sĩ trong khu cách ly tại đây.

Bên cạnh đăng bài trên trang cá nhân, anh nhanh chóng chuẩn bị hàng trăm bộ quần áo trẻ em để gửi gấp lên Điện Biên. Nhiều người cũng liên hệ anh để gửi đồ ủng hộ từ quần áo đến sữa, mì tôm, gạo.

Anh Quý cho hay tất cả đồ quyên góp sẽ được thành viên của nhóm Văn Hóa Xe tình nguyện vận chuyển tới các em nhỏ.

"Rất thương"

Cũng ở tâm dịch huyện Nậm Pồ, điểm cách ly tại trường PT Bán trú THCS Nà Khoa đang gặp nhiều khó khăn.

Chị Nguyễn Thị Huyền (sinh năm 1986, quê Nông Cống, Thanh Hóa), giáo viên trường, cho biết hiện có 41 em cách ly tập trung ở đó từ đêm 16/5.

“Các em đều là học sinh lớp 1-2, được đưa vào đây từ điểm nóng xã Si Pa Phìn, không có bố mẹ, người nhà đi cùng. Ngoài ra, có các chiến sĩ bộ đội và một số ít nhân dân cũng cách ly ở đây”, chị Huyền nói.

Hiện, hiệu trưởng và 5 thầy giáo của trường, cùng 2 giáo viên ở trường tiểu học đến tăng cường trực tiếp phục vụ các cháu nhỏ trong khu cách ly. Ngoài ra, có 4 nhân viên y tế làm nhiệm vụ chăm sóc, phun khử khuẩn.

Chồng chị Huyền, cũng là giáo viên, nhận nhiệm vụ nấu ăn. Các giáo viên còn lại của trường như chị Huyền hàng ngày dọn dẹp vệ sinh ở bên ngoài, đồng thời vận chuyển hàng cứu trợ, nhận lương thực thực phẩm, chia đồ chuyển vào trong.

{keywords}
 
{keywords}
‘Nhiều lời kêu gọi hỗ trợ cho trẻ em trong khu cách ly ở Mường Pồn, Nà Khoa đang được lan tỏa trong cộng đồng.

“Ngày đầu vào cách ly, các cháu không biết gì, còn hò hét, nói chuyện, nô đùa. Hôm sau, được quán triệt phòng dịch, các bé buồn hơn, không còn hiếu động. Trừ khi đi tắm rửa, vệ sinh là được ra ngoài, các cháu chỉ quanh quẩn ở trong phòng rồi đi ra cửa ngồi. Rất thương”, chị Huyền kể.

Vì các em nhỏ đều là người dân tộc Mông, không biết tiếng phổ thông, trường đã mời giáo viên biết tiếng Mông tới đóng vai trò như phiên dịch, nhắc nhở trên loa khi có em vô tình ra bên ngoài, không đeo khẩu trang theo quy định.

“Nhờ các đoàn cứu trợ, ủng hộ, điểm cách ly ở trường tôi hiện cơ bản đầy đủ gạo, nhu yếu phẩm. Khó khăn lớn nhất là xung quanh đây không có chợ, dẫn đến thiếu đồ tươi như cá, thịt. Chúng tôi phải liên hệ, nhờ các đoàn từ bên ngoài vận chuyển thêm thịt, rau, củ, quả từ thành phố vào”, nữ giáo viên nói.

Từ Hà Nội, chị Nguyễn Thanh Huyền, chị họ của giáo viên Nguyễn Thị Huyền, cũng đứng ra kêu gọi mọi người ủng hộ quần áo trẻ em cũ, khẩu trang, nước rửa tay sát khuẩn cho các bé đang cách ly ở Nậm Pồ.

Chị Thanh Huyền cho hay trước mắt, công ty chị đã gom được một ít đồ quyên góp. Bản thân chị gửi tặng các cháu 3 thùng khẩu trang trẻ em.

“Tôi nhận gom đồ đến hết ngày 24/5 để kịp chuyển lên Nậm Pồ ủng hộ. Với những ai đóng góp tiền mặt, tôi sẽ dùng mua khẩu trang và đồ ăn cho các cháu. Mong rằng với sự chung sức của cộng đồng, dịch sẽ sớm được kiểm soát, các cháu nhỏ sẽ không phải xa cha mẹ nữa”, chị nói.

Từ ngày 7/5 đến 21/5, tỉnh Điện Biên ghi nhận 50 ca dương tính với nCoV, đặc biệt nguy hiểm ở xã Si Pa Phìn, huyện Nậm Pồ.

Ông Phạm Giang Nam, Giám đốc Sở Y tế tỉnh Điện Biên, cho biết tỉnh còn gặp nhiều khó khăn, địa bàn rộng, địa hình của các huyện phức tạp, dân cư sinh sống rải rác, khiến việc điều tra, xác minh F1, F2, tiếp cận đưa người liên quan đi cách ly tập trung, theo dõi sức khỏe tại nhà gặp không ít khó khăn.

“Đợt dịch này, nhân viên y tế của Điện Biên đã làm việc với 200% sức lực”, ông Nam nói. Điện Biên cũng vừa xin Bộ Y tế hỗ trợ bác sĩ, chuyên gia để cùng chia lửa dập dịch.

Theo Zing.vn

Hiệu trưởng bị đình chỉ vì mở lớp bồi dưỡng trong dịch Covid-19

Hiệu trưởng bị đình chỉ vì mở lớp bồi dưỡng trong dịch Covid-19

Ngày 21/5, Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Sư phạm Điện Biên đã bị UBND tỉnh này tạm đình chỉ công tác vì chưa thực hiện nghiêm các quy định phòng dịch Covid-19.