Lục Khu là tên gọi chung của 12 xã đặc biệt khó khăn của huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng. Địa hình chia cắt bởi những dãy núi đá cao, điều kiện khí hậu, thời tiết khắc nghiệt, nơi đây từng được mệnh danh là “vùng đất khát” của tỉnh Cao Bằng.

Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện khóa XIX, nhiệm kỳ 2015 - 2020, Huyện ủy Hà Quảng đã ban hành chương trình nâng cao chất lượng cây trồng, vật nuôi mũi nhọn của huyện theo công thức “3 cây + 2 con”. Với vùng cao Lục Khu, huyện chỉ đạo tập trung trồng gừng trâu, cây ngô, lạc và nuôi bò, lợn đen.

Do sức chịu hạn, chịu sâu bệnh nên cây ngô vẫn là cây trồng chính để làm thức ăn cho gia súc. Cây lạc giống L14 hiện nay được trồng ở tất cả 12 xã, năm 2019 trồng được gần 540 ha, sản lượng khoảng 900 tấn, giá trị thu nhập trung bình 30 triệu đồng/ha.

Theo khảo sát, đánh giá của Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Hà Quảng và Công ty trách nhiệm hữu hạn Nông - Lâm nghiệp Đức Chung, vùng Lục Khu trên địa bàn huyện Hà Quảng đều có điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng rất phù hợp với cây gừng trâu.

{keywords}
Qua mấy năm trồng gừng, nhiều gia đình đủ tiền mua xe máy, xây nhà, mua thêm trâu, bò. 

Từ 5 năm qua, cây gừng trâu ở Lục Khu được trồng tập trung tại các xã Cải Viên, Lũng Nặm, Tổng Cọt, Nội Thôn, Thượng Thôn… với tổng diện tích 332 ha; năng suất đạt 17 - 18 tấn/ha; thu nhập bình quân 85 - 100 triệu đồng/ha. Trồng, chăm sóc đúng kỹ thuật, năng suất có  thể đạt tới 20 tấn/ha. Nếu giá gừng trâu 5.000 đồng/kg thì người trồng đã có lãi.

Anh Trương Văn Lần ở xã Cải Viên cho biết, nơi gia đình anh trồng gừng hữu cơ trước đây vốn là thung lũng đá tai mèo, bỏ hoang đã mấy chục năm. Từ năm 2016, chính quyền địa phương vận động người dân ra khu vực này khai hoang để trồng gừng hữu cơ, ký kết bán sản phẩm cho doanh nghiệp xuất khẩu.

Lúc đầu được vận động chuyển đổi sang mô hình trồng gừng, anh và các hộ dân nơi đây ai cũng hoài nghi. Nhưng ngẫm nghĩ, bao năm trồng ngô mà cuộc sống gia đình vẫn đói nghèo, nhà không có tiền, đứa con đầu phải nghỉ học theo bố mẹ lên nương rẫy từ nhỏ. Tham gia liên kết trồng gừng hữu cơ, nếu không được thì lại quay lại trồng ngô coi như không mất gì, còn nếu thành công thì có cơ hội đổi đời.

Nơi gia đình anh Nông Văn Tài (xóm Pác Hoan) trồng gừng hữu cơ trước đây vốn là thung lũng đá tai mèo bỏ hoang. Từ năm 2017, chính quyền địa phương vận động người dân ra khu vực này khai hoang để trồng gừng hữu cơ, ký kết bán sản phẩm cho doanh nghiệp xuất khẩu. Lúc đầu được vận động chuyển đổi sang mô hình trồng gừng, anh và các hộ dân nơi đây ai cũng hoài nghi. Nhưng ngẫm nghĩ, bao năm trồng ngô mà cuộc sống gia đình vẫn nghèo, làm chỉ đủ ăn. Bây giờ nếu tham gia liên kết trồng gừng hữu cơ, dành ra một phần đất của gia đình để trồng, không thành công thì quay lại trồng ngô coi như không mất gì, còn nếu thành công thì có cơ hội đổi đời.

“Nhờ việc nghe theo các cán bộ nông nghiệp mà cơ hội đổi đời đã đến thật. Gia đình tôi, ngoài chăn nuôi bò sinh sản, giờ có thể kiếm được khoảng 35 triệu đồng/năm từ việc trồng và bán gừng”.

Bà con xóm Lũng Rẩu, xã Vân An trước đây chưa biết cây gừng có giá trị cao, nên chỉ trồng ngô, đỗ tương, hết vụ thì để đất trống từ 3 đến 4 tháng. 

Đến nay, ngoài xã Vân An, các xã Thượng Thôn, Cải Viên, Nội Thôn, Lũng Nặm, Kéo Yên, Tổng Cọt, mỗi xã trồng từ 10 đến 20ha , nâng tổng diện tích gừng trâu vùng Lục Khu lên 200ha, sản lượng ước đạt hơn 2.000 tấn.

Vụ gừng năm ngoái, huyện Hà Quảng đạt năng suất bình quân từ 35 - 40 tạ/ha. Bình quân mỗi ha có thu nhập 360 triệu đồng, giá trị kinh tế tăng gấp 10 lần so với trồng ngô, đỗ tương.

Bởi vậy, huyện đã đưa vào Nghị quyết mục tiêu: Triển khai mô hình “Sản xuất và tiêu thụ gừng trâu theo hướng xuất khẩu” nhằm phát huy lợi thế về thiên nhiên, khí hậu, đất đai, chuyển đổi những vùng đất thiếu chủ động về nước, vùng đất trống và vùng trồng các loại cây hoa màu hiệu quả kinh tế thấp sang trồng gừng, nâng cao thu nhập, giảm nghèo cho người dân trong vùng.

Đoàn Bổng
Ảnh: Văn Dương