1. Tên của khách sạn cổ nhất thế giới ở Nhật Bản?

  • A. Hōshi Ryokan
  • B. Nishiyama Onsen Keiunkan
  • C. Park Hotel Tokyo
  • D. Hotel Nikko Narita
Chính xác

Khách sạn Nishiyama Onsen Keiunkan tọa lạc tại tỉnh Yamanashi (Nhật Bản) được Sách kỷ lục Guinness công nhận là khách sạn cổ nhất thế giới. Công trình này được xây dựng từ năm 705, có niên đại hơn 1.300 tuổi. Điểm đặc biệt của khách sạn là mang lối kiến trúc truyền thống, lấy gỗ và đá làm vật liệu chính. 

Nishiyama Onsen Keiunkan nằm trên một con suối nước nóng, trong khu vực núi tách biệt với cuộc sống náo nhiệt, hiện đại. Vì thế, nhiều du khách muốn tìm không gian yên tĩnh để nghỉ ngơi, thư giãn thường tìm tới đây.

2. Nơi được mệnh danh là "ngôi đền ly hôn" ở Nhật Bản?

  • A. Đền Fushimi Inari Taisha
  • B. Đền Itsukushima
  • C. Đền Matsugaoka Tōkei-ji
  • D. Đền Meiji Jingu
Chính xác

Trong suốt hơn sáu trăm năm, ngôi đền Matsugaoka Tōkei-ji, ở Thành phố Kamakura, tỉnh Kanagawa, Nhật Bản, từng là nơi cưu mang nhiều ngươi phụ nữ xấu số có chồng vũ phu.

Vào thời kỳ đó, phụ nữ Nhật Bản không có quyền ly dị chồng. Do đó, cách duy nhất để những người phụ nữ bị chồng bạo hành là tìm tới ngôi đền Phật giáo này. Sau khi phục vụ tại đền và tu viện trong một vài năm, những phụ nữ tới Tōkei-ji sẽ được giúp để ly hôn chồng. Chính trong thời gian này, ngôi đền được mệnh danh là Enkiri-dera ("Ngôi đền cắt đứt mối quan hệ"), Kakekomi-dera ("Ngôi đền cưu mang") hay "Đền ly hôn".

3. Cung đèo 48 khúc cua ở Nhật Bản thuộc tỉnh nào?

  • A. Tochigi
  • B. Hokkaido
  • C. Kyushu
  • D. Ibaraki
Chính xác

Irohazaka là một cặp hai tuyến đường quanh co nối thành phố Nikko với vùng cao Oku-Nikko, thuộc tỉnh Tochigi. "Zaka" (hay saka) trong tiếng Nhật có nghĩa là "độ dốc" còn "Iroha" dùng để chỉ ba ký tự đầu tiên trong bảng chữ cái cũ của Nhật Bản.

Cung đường đèo này được gọi là Iroha bởi nó có tổng cộng 48 khúc cua kẹp tóc. Đây cũng chính là số lượng chữ trong bảng chữ cái tiếng Nhật. Mỗi khúc cua tại đây được đánh dấu bằng một trong 48 ký tự chữ cái.

Irohazaka mang đậm vẻ đẹp tự nhiên đáng kinh ngạc, với tầm nhìn hướng thẳng ra hồ Chuzenji và thác Kegon. Vào mùa thu, cây cối trong vùng chuyển sang sắc cam đỏ rực rỡ có thể sánh ngang bất cứ khu rừng nào ở New England, theo Detour Roadtrips.

4. Nhật Bản vận hành tàu chạy bằng dầu ăn còn thừa khi nấu món mì gì?

  • A. Mì Udon
  • B. Mì Soba
  • C. Mì Ramen
  • D. Mì Somen
Chính xác

Dầu ăn thu thập từ các nhà hàng được tái chế thành nhiên liệu sinh học dùng để vận hành một đoàn tàu ngắm cảnh trên đảo Kyushu. Đoàn tàu này đang chạy bằng dầu ăn thừa sau khi chế biến một món đặc sản của Nhật Bản - mì Ramen. Loại dầu ăn vốn không còn tác dụng được tinh chế lại, trở thành một nhiên liệu sinh học thân thiện với môi trường.

5. Loại soda có hương vị bánh bao gây tranh cãi mà nhiều người gọi là "thức uống có mùi vị kinh khủng nhất" ở Nhật Bản?

  • A. Pocari Sweat
  • B. Ramune
  • C. Calpis
  • D. Gyoza soda
Chính xác

Gyoza, món bánh bao áp chảo truyền thống đặc trưng của ẩm thực Nhật Bản, đã trở thành nguồn cảm hứng cho một trong những món giải khát kỳ lạ nhất thế giới. “Gyoza cider” hay “Gyoza soda”, bị một số tờ báo Nhật Bản chỉ trích là "rất ghê" này, là sự sáng tạo của Nagai Garden, một công ty giải khát có trụ sở tại thành phố Nikko, tỉnh Tochigi của Nhật Bản. Được ra mắt lần đầu tiên vào năm 2019 nhưng cho tới nay, thức uống này vẫn là một trong những đề tài được bàn tán sôi nổi trên khắp các diễn đàn ở Nhật.

Khi mở một chai soda vị gyoza ra, ngay lập tức mùi vị độc đáo được mô tả là hỗn hợp của dầu ớt, giấm, nước tương, tỏi và gừng sẽ sộc thẳng vào mũi. Mùi hương này nồng đến nỗi một đại diện của chính nhà sản xuất Nagai Garden gần đây đã nói với trang tin J-Town của Nhật rằng ông ấy khuyên mọi người nên mở chai ở ngoài trời.

6. Khách sạn dành cho người đã khuất ở Nhật Bản có tên là gì?

  • A. Container Bayside Marina
  • B. Hotel Relation
  • C. Hoshi Hokuriku
  • D. Pamplona
Chính xác

Hotel Relation hay “itai hoteru” là cách người Nhật gọi tên khách sạn tử thi. Nhìn bề ngoài, những khách sạn này đều giống như nhà cao tầng hay khách sạn bình thường khác.

Thế nhưng, phía trong khách sạn tử thi là một “thế giới khác”. Khoảng một nửa số phòng khách sạn sẽ gồm bàn thờ nhỏ và bệ hẹp để chứa quan tài. Một số quan tài còn có mặt kính trong suốt để người nhà có thể nhìn thấy người thân quá cố của mình.

Theo truyền thống, người Nhật sẽ đưa người thân từ bệnh viện về nhà. Lễ viếng tổ chức vào sáng hôm sau và thi thể sẽ được thiêu vào buổi chiều cùng ngày. Tuy nhiên, với số lượng người mất quá tải và xu hướng muốn một đám tang đơn giản và kín đáo của người Nhật, người quá cố sẽ được chuyển đến khách sạn tử thi để chờ đến khi lò hỏa thiêu có chỗ.