Kể từ chuyến bay đầu tiên của con người vào không gian vào ngày 12/4/1961, khi nhà du hành vũ trụ Liên Xô Yuri Gagarin bay một vòng quanh quỹ đạo Trái đất trên tàu Vostok 1, con người đã có những bước tiến dài trong công cuộc chinh phục vũ trụ. Hãy cùng trang Space điểm lại một số kỷ lục mà con người đã thiết lập trong không gian.
TIN BÀI LIÊN QUAN
Người già nhất trong vũ trụ
John Glenn đã bay vào không gian trong sứ mệnh STS-95 của tàu con thoi Discovery vào tháng 10/1998, ở tuổi 77! Là người Mỹ đầu tiên bay quanh quỹ đạo trái đất từ tháng 2/1962, chuyến bay thứ hai này đã mang về cho ông một kỷ lục nữa: khoảng cách thời gian dài nhất giữa các chuyến đi vào không gian - 36 năm.
Người trẻ nhất trong vũ trụ
Danh hiệu này thuộc về phi hành gia Gherman Titov (bên phải). Khi có mặt trên tàu vũ trụ Vostok 2 của Liên Xô vào tháng 2/1961, Titov mới 26 tuổi.
Người có nhiều ngày liên tục trong không gian nhất
Nhà du hành vũ trụ Nga Valery Polyakov đã trải qua gần 438 ngày liên tục trên trạm vũ trụ Mir, từ tháng 1/1994 tới tháng 3/1995.
Sứ mệnh bay vào vũ trụ ngắn ngủi nhất
Chuyến bay vào không gian đầu tiên của người Mỹ do Alan Shepard thực hiện vào ngày 5/5/1961. Phi hành gia này cũng giữ một kỷ lục ít được mong đợi hơn vào ngày hôm đó là "sứ mệnh bay vào không gian ngắn ngủi nhất của con người", chỉ kéo dài 15 phút.
Chuyến đi xa nhất từ Trái đất
Tháng 4/1970, phần đầu mang khí cụ khoa học yểu mệnh của tàu vũ trụ Apollo 13 thuộc Cơ quan vũ trụ Mỹ (NASA) đã quay ngoắt về phía xa của mặt trăng ở độ cao 254km, đưa các phi hành gia đi cách xa Trái đất 400.171km. Đây là khoảng cách xa nhất mà loài người từng di chuyển ra ngoài hành tinh thân yêu của mình.
Người trải qua nhiều thời gian nhất trong vũ trụ
Nhà du hành vũ trụ Liên Xô Sergei Krikalev đang nắm giữ kỷ lục này, với tổng cộng hơn 803 ngày trong vũ trụ qua 6 chuyến bay vào không gian.
Tàu vũ trụ có người ở liên tục lâu nhất
Kỷ lục này thuộc về Trạm vũ trụ quốc tế (ISS). Phòng thí nghiệm đang di chuyển theo quỹ đạo trong không gian và trị giá 100 tỉ USD này đã đón nhận các phi hành gia và chuyên viên nghiên cứu tới thường trú kể từ ngày 2/11/2000.
Sứ mệnh dài nhất trong không gian của tàu con thoi
Sứ mệnh STS-80 của tàu con thoi Columbia bắt đầu từ ngày 19/11/1996, và do hàng loạt sự trì hoãn đã kéo dài tới gần 17 ngày và 16 giờ đồng hồ trong không gian, tạo nên kỷ lục đối với một sứ mệnh của tàu con thoi.
Lưu lại lâu nhất trên Mặt trăng
Tháng 12/1972, hai phi hành gia Harrison Schmidt và Eugene Cernan thuộc sứ mệnh Apollo 17 của NASA đã trải qua gần 75 giờ đồng hồ (hơn 3 ngày) trên bề mặt Mặt trăng. Sứ mệnh Apollo 17 cũng đánh dấu lần cuối cùng con người bay lên Mặt trăng hay thậm chí qua quỹ đạo thấp của Trái đất.
Chuyến bay vào vũ trụ nhanh nhất của con người
Phi hành đoàn của sứ mệnh thám hiểm Mặt trăng Apollo 10 của NASA đã đạt tốc độ tối đa là 39.897km/h khi tàu vũ trụ đưa họ quay trở lại Trái đất vào ngày 26/5/1969. Đây là tốc độ di chuyển nhanh nhất của con người từng được ghi nhận.
Người có nhiều chuyến bay vào vũ trụ nhất
Franklin Chang-Diaz (trong ảnh) và Jerry Ross đều bay vào không gian 7 lần trong các tàu con thoi của NASA. Các chuyến bay của Chang-Diaz diễn ra trong giai đoạn 1986 - 2002, trong khi Ross được đưa vào không gian trong các khoảng thời gian từ 1985 - 2002.
Cuộc tụ họp đông nhất trong không gian
Trong sứ mệnh STS-127 của tàu con thoi Endeavour của NASA năm 2009, phi hành đoàn gồm 7 thành viên của tàu con thoi này đã lên Trạm vũ trụ quốc tế (ISS) và tụ họp cùng 6 nhà du hành vũ trụ khác đã có mặt ở đó. Bữa tiệc với sự góp mặt của 13 người là cuộc tụ họp đông đảo nhất của con người trong không gian vào thời điểm đó (bức ảnh trên chỉ chụp được 9 nhà du hành vũ trụ trong số đó). Kỷ lục này vẫn chưa được phá vỡ kể từ đó.
Cuộc đi bộ thám hiểm dài nhất
Vào ngày 11/3/2001, hai phi hành gia Mỹ Jim Voss và Susan Helms thuộc NASA đã trải qua 8 giờ, 56 phút bên ngoài tàu con thoi Discovery và trạm ISS trong sứ mệnh thám hiểm không gian STS-102 để tiến hành một số công việc bảo dưỡng và chuẩn bị cho trạm vũ trụ quốc tế tiếp nhận một khoang mới.
Nhiều phụ nữ có mặt đồng thời trong không gian nhất
4 phụ nữ khắp thế giới đã bay vào không gian ở cùng một thời điểm trong tháng 4/2010. Phi hành gia NASA Tracy Caldwell Dyson đã được tàu vũ trụ Soyuz của Nga đưa lên trạm ISS. Cô nhanh chóng có dịp hội ngộ với 3 nhà nữ du hành vũ trụ nữa tại phòng thí nghiệm ngoài không gian này là: Stephanie Wilson và Dorothy Metcalf-Lindenburger thuộc NASA và Naoko Yamazaki thuộc Nhật, những người đã có chuyến du hành trên tàu con thoi Discovery trong sứ mệnh STS-131 của nó.
Tàu vũ trụ đắt đỏ nhất
Với chi phí xây dựng và duy trì lên tới 100 tỉ USD tính tới thời điểm này, Trạm vũ trụ quốc tế (ISS) không chỉ là tàu vũ trụ đắt đỏ nhất mà còn là cấu trúc đơn lẻ mà con người phải tiêu tốn nhất để xây dựng.
Tàu vũ trụ lớn nhất
Trạm vũ trụ quốc tế (ISS) một lần nữa nắm giữ kỷ lục này. Trạm ISS lớn tới mức con người trên Trái đất bằng mắt thường có thể dễ dàng nhìn thấy nó trong không gian (tất nhiên trong những điều kiện phù hợp). Chiều dài của ISS đo được khoảng 109 mét. Nó có các dải pin mặt trời khổng lồ ở mỗi đầu vì kèo với một sải cánh dài 73 mét.
TIN BÀI LIÊN QUAN
Người Việt thứ hai bay vào vũ trụ
Mỹ tuyển các nhà du hành vũ trụ
Sự thật về 'chuyện ấy' trong vũ trụ
Những điều kỳ lạ trong vũ trụ
Không thể thụ thai trong vũ trụ
Mỹ tuyển các nhà du hành vũ trụ
Sự thật về 'chuyện ấy' trong vũ trụ
Những điều kỳ lạ trong vũ trụ
Không thể thụ thai trong vũ trụ
Người già nhất trong vũ trụ
John Glenn đã bay vào không gian trong sứ mệnh STS-95 của tàu con thoi Discovery vào tháng 10/1998, ở tuổi 77! Là người Mỹ đầu tiên bay quanh quỹ đạo trái đất từ tháng 2/1962, chuyến bay thứ hai này đã mang về cho ông một kỷ lục nữa: khoảng cách thời gian dài nhất giữa các chuyến đi vào không gian - 36 năm.
Người trẻ nhất trong vũ trụ
Danh hiệu này thuộc về phi hành gia Gherman Titov (bên phải). Khi có mặt trên tàu vũ trụ Vostok 2 của Liên Xô vào tháng 2/1961, Titov mới 26 tuổi.
Người có nhiều ngày liên tục trong không gian nhất
Nhà du hành vũ trụ Nga Valery Polyakov đã trải qua gần 438 ngày liên tục trên trạm vũ trụ Mir, từ tháng 1/1994 tới tháng 3/1995.
Sứ mệnh bay vào vũ trụ ngắn ngủi nhất
Chuyến bay vào không gian đầu tiên của người Mỹ do Alan Shepard thực hiện vào ngày 5/5/1961. Phi hành gia này cũng giữ một kỷ lục ít được mong đợi hơn vào ngày hôm đó là "sứ mệnh bay vào không gian ngắn ngủi nhất của con người", chỉ kéo dài 15 phút.
Chuyến đi xa nhất từ Trái đất
Tháng 4/1970, phần đầu mang khí cụ khoa học yểu mệnh của tàu vũ trụ Apollo 13 thuộc Cơ quan vũ trụ Mỹ (NASA) đã quay ngoắt về phía xa của mặt trăng ở độ cao 254km, đưa các phi hành gia đi cách xa Trái đất 400.171km. Đây là khoảng cách xa nhất mà loài người từng di chuyển ra ngoài hành tinh thân yêu của mình.
Người trải qua nhiều thời gian nhất trong vũ trụ
Nhà du hành vũ trụ Liên Xô Sergei Krikalev đang nắm giữ kỷ lục này, với tổng cộng hơn 803 ngày trong vũ trụ qua 6 chuyến bay vào không gian.
Tàu vũ trụ có người ở liên tục lâu nhất
Kỷ lục này thuộc về Trạm vũ trụ quốc tế (ISS). Phòng thí nghiệm đang di chuyển theo quỹ đạo trong không gian và trị giá 100 tỉ USD này đã đón nhận các phi hành gia và chuyên viên nghiên cứu tới thường trú kể từ ngày 2/11/2000.
Sứ mệnh dài nhất trong không gian của tàu con thoi
Sứ mệnh STS-80 của tàu con thoi Columbia bắt đầu từ ngày 19/11/1996, và do hàng loạt sự trì hoãn đã kéo dài tới gần 17 ngày và 16 giờ đồng hồ trong không gian, tạo nên kỷ lục đối với một sứ mệnh của tàu con thoi.
Lưu lại lâu nhất trên Mặt trăng
Tháng 12/1972, hai phi hành gia Harrison Schmidt và Eugene Cernan thuộc sứ mệnh Apollo 17 của NASA đã trải qua gần 75 giờ đồng hồ (hơn 3 ngày) trên bề mặt Mặt trăng. Sứ mệnh Apollo 17 cũng đánh dấu lần cuối cùng con người bay lên Mặt trăng hay thậm chí qua quỹ đạo thấp của Trái đất.
Chuyến bay vào vũ trụ nhanh nhất của con người
Phi hành đoàn của sứ mệnh thám hiểm Mặt trăng Apollo 10 của NASA đã đạt tốc độ tối đa là 39.897km/h khi tàu vũ trụ đưa họ quay trở lại Trái đất vào ngày 26/5/1969. Đây là tốc độ di chuyển nhanh nhất của con người từng được ghi nhận.
Người có nhiều chuyến bay vào vũ trụ nhất
Franklin Chang-Diaz (trong ảnh) và Jerry Ross đều bay vào không gian 7 lần trong các tàu con thoi của NASA. Các chuyến bay của Chang-Diaz diễn ra trong giai đoạn 1986 - 2002, trong khi Ross được đưa vào không gian trong các khoảng thời gian từ 1985 - 2002.
Cuộc tụ họp đông nhất trong không gian
Trong sứ mệnh STS-127 của tàu con thoi Endeavour của NASA năm 2009, phi hành đoàn gồm 7 thành viên của tàu con thoi này đã lên Trạm vũ trụ quốc tế (ISS) và tụ họp cùng 6 nhà du hành vũ trụ khác đã có mặt ở đó. Bữa tiệc với sự góp mặt của 13 người là cuộc tụ họp đông đảo nhất của con người trong không gian vào thời điểm đó (bức ảnh trên chỉ chụp được 9 nhà du hành vũ trụ trong số đó). Kỷ lục này vẫn chưa được phá vỡ kể từ đó.
Cuộc đi bộ thám hiểm dài nhất
Vào ngày 11/3/2001, hai phi hành gia Mỹ Jim Voss và Susan Helms thuộc NASA đã trải qua 8 giờ, 56 phút bên ngoài tàu con thoi Discovery và trạm ISS trong sứ mệnh thám hiểm không gian STS-102 để tiến hành một số công việc bảo dưỡng và chuẩn bị cho trạm vũ trụ quốc tế tiếp nhận một khoang mới.
Nhiều phụ nữ có mặt đồng thời trong không gian nhất
4 phụ nữ khắp thế giới đã bay vào không gian ở cùng một thời điểm trong tháng 4/2010. Phi hành gia NASA Tracy Caldwell Dyson đã được tàu vũ trụ Soyuz của Nga đưa lên trạm ISS. Cô nhanh chóng có dịp hội ngộ với 3 nhà nữ du hành vũ trụ nữa tại phòng thí nghiệm ngoài không gian này là: Stephanie Wilson và Dorothy Metcalf-Lindenburger thuộc NASA và Naoko Yamazaki thuộc Nhật, những người đã có chuyến du hành trên tàu con thoi Discovery trong sứ mệnh STS-131 của nó.
Tàu vũ trụ đắt đỏ nhất
Với chi phí xây dựng và duy trì lên tới 100 tỉ USD tính tới thời điểm này, Trạm vũ trụ quốc tế (ISS) không chỉ là tàu vũ trụ đắt đỏ nhất mà còn là cấu trúc đơn lẻ mà con người phải tiêu tốn nhất để xây dựng.
Tàu vũ trụ lớn nhất
Trạm vũ trụ quốc tế (ISS) một lần nữa nắm giữ kỷ lục này. Trạm ISS lớn tới mức con người trên Trái đất bằng mắt thường có thể dễ dàng nhìn thấy nó trong không gian (tất nhiên trong những điều kiện phù hợp). Chiều dài của ISS đo được khoảng 109 mét. Nó có các dải pin mặt trời khổng lồ ở mỗi đầu vì kèo với một sải cánh dài 73 mét.
- Thanh Bình