Còn trong khái niệm tác chiến “căn cứ trên biển”, Mỹ vận chuyển lực lượng, phương tiện chiến đấu từ đất Mỹ tới căn cứ trên biển là chủ yếu, từ đó tiến hành tác chiến.

Căn cứ trên biển không cố định mà di động, tùy vào mục tiêu và nhu cầu của nhiệm vụ chiến đấu mà được tạo thành bởi nhiều loại phương tiện trên biển bao gồm: Tàu sân bay, tàu khu trục đa năng, tàu đổ bộ, tàu ngầm, tàu bố trí trước trên biển… nhằm hình thành khu vực tập kết an toàn, độc lập, cơ động cho lực lượng chiến đấu; bảo đảm cung cấp hậu cần và chi viện cho tác chiến đổ bộ ở biển gần, giảm bớt sự phụ thuộc vào căn cứ cố định trên bộ.

Ba ưu thế chủ yếu của căn cứ trên biển

Một là, giảm sự phụ thuộc vào căn cứ quân sự ở nước ngoài. Vấn đề là do yếu tố chính trị và ngoại giao mà nhiều hành động quân sự của Mỹ không nhận được sự ủng hộ của nước sở tại. Như trong cuộc chiến tranh Iraq năm 2003, Thổ Nhĩ Kỳ đã từ chối để Mỹ sử dụng căn cứ quân sự trên lãnh thổ nước này, do đó tác chiến của quân đội Mỹ bị hạn chế rất nhiều.

Với căn cứ trên biển, yếu tố chính trị, ngoại giao sẽ không ảnh hưởng nhiều đến hiệu quả sử dụng lực lượng Mỹ, lại bảo đảm được yếu tố bí mật, bất ngờ.

{keywords}
Một căn cứ hải quân của Mỹ. Ảnh: Wikipedia

Hai là, tạo ra hình thái tác chiến đột kích hoàn toàn mới. Trong hành động tác chiến từ biển vào bờ truyền thống, hải quân Mỹ phải sử dụng một lượng lớn lực lượng mặt đất giành trận địa “đầu bờ”, xây dựng bến dỡ hàng tạm thời, sau đó mới hình thành bàn đạp để đột kích vào tung thâm đối phương.

Tác chiến truyền thống kiểu này phải đối mặt với đối thủ mạnh, vùng đất có thể lựa chọn tác chiến cũng rất hạn chế. Còn khi hình thành căn cứ trên biển, lực lượng đổ bộ có thể nhanh chóng đưa lực lượng, phương tiện lên bờ, thực hiện ngay việc đột kích trên bộ và sau khi hành động nhanh chóng rút về căn cứ trên biển.

Ba là, có thể thực hiện nhiều nhiệm vụ quân sự. Căn cứ trên biển được xây dựng cho hành động tác chiến, nhưng trong thời bình vẫn có thể sử dụng trong các hành động viện trợ nhân đạo, cứu trợ thiên tai, di tản công dân Mỹ ở nước ngoài...

Đội tàu vận tải trên biển

Trong khái niệm tác chiến “căn cứ trên biển”, một vai trò quan trọng được dành cho đội tàu vận tải liên hợp. Nhiệm vụ cơ bản của đội tàu là vận chuyển vật tư từ căn cứ trung chuyển hoặc căn cứ trên đất Mỹ đến căn cứ trên biển.

Nòng cốt của đội tàu này là tàu chở hàng lớp Louis and Clark, chuyên dùng để chở hàng khô, thực phẩm đông lạnh, phụ tùng máy móc, xăng dầu, đạn dược.. để cấp cho các hạm tàu đang vận hành trên biển.

Tàu dài 210m, rộng 32,2m, mớn nước thiết kế 9,12m, lượng giãn nước đầy đủ khoảng 41.000 tấn, tải trọng khoảng 16.500 tấn, tốc độ lớn nhất 20 hải lý/giờ, hành trình lớn nhất 14.000 hải lý; có khả năng chở 6.675 tấn hàng khô và đạn dược, 3.242 tấn xăng dầu, 200 tấn nước ngọt. Với sàn đáp trực thăng trên tàu, 2 trực thăng loại MH-60S hoặc Super Puma có thể cất hạ cánh cùng lúc. Hải quân Mỹ hiện có 14 chiếc tàu lớp Louis and Clark.

Mới đây, trong cuộc diễn tập Culebra Koa 15 tại Hawaii, hải quân Mỹ đã trình diễn tàu vận tải Montford Point, được hoán cải trên cơ sở tàu đổ bộ di động (MLP). Montford Point dài 233m, lượng giãn nước 34.500 tấn, vận tốc trung bình 37 km/h, tầm hoạt động gần 17.000 km.

Điều độc đáo là tàu được thiết kế với một khoang trống lớn để vừa làm bãi đỗ vừa làm nơi bốc dỡ hàng hóa; được trang bị hệ thống cầu đặc biệt giúp nó kết nối với nhiều loại tàu vận tải khác nhau, cho phép vận chuyển hàng hóa, khí tài quân sự lên boong ở cả những địa điểm cách xa bờ. Nó còn có khả năng tự nhấn chìm một phần thân để trở thành bãi đỗ cho các loại tàu đổ bộ cỡ nhỏ như tàu đệm khí.

Phương tiện đổ bộ cơ động

Phương tiện đổ bộ cơ động, hải quân Mỹ trước nay đã có tàu đổ bộ đệm khí. Tuy nhiên, với khái niệm tác chiến căn cứ trên biển, hải quân Mỹ chủ trương phát triển loại tàu có công suất lớn hơn, lượng vận tải lớn hơn, cự ly hoạt động xa hơn.

Ban đầu, hải quân Mỹ có ý định vận hành 2 tàu có lớn của General Motor có thể chở 1 lữ đoàn quân, tốc độ hành trình 20 hải lý/giờ, khả năng cơ động liên tục lớn nhất 9.000 hải lý, giá mỗi chiếc là 1,5 tỉ USD. Nhưng do giá thành cao, hải quân chuyển sang cải tạo tàu chở dầu lớp Alaska thành tàu vận tải đường dài (ESD). Loại tàu này có chiều dài 239m, rộng 50m, lượng giãn nước 80.000 tấn, tốc độ cao nhất 15 hải lý/giờ, hành trình lớn nhất 9.500 hải lý, giá thành 500 triệu USD.

Ngoài giá thành hạ, loại tàu này có không gian dự trữ lớn, đặc biệt có thiết bị kết nối với tàu cỡ lớn chở xe cơ giới tự hành, tàu đổ bộ đệm khí, tàu cao tốc liên hợp, tàu chi viện hậu cần và trực thăng cỡ lớn làm phương tiện vận chuyển lên bộ.

Hải quân Mỹ cho rằng, với “căn cứ trên biển”, họ sẽ khắc phục được những trở ngại về chính trị, địa lý, quân sự để can thiệp quân sự ở nước ngoài, đồng thời giúp nắm chắc quyền kiểm soát trên không và trên biển vùng chiến sự.

Tuy nhiên, theo nhiều chuyên gia quân sự, căn cứ trên biển cũng có những hạn chế, nhất là khi đối phương sử dụng tên lửa chống hạm tiên tiến từ trên không, trên bộ, trên biển. Để giảm nguy cơ này, hải quân Mỹ phải có lực lượng phòng không, chống tên lửa, lực lượng chống ngầm mạnh và thực sự hiệu quả.

Nguyên Phong

Nhật lên kế hoạch điều siêu tiêm kích tàng hình đối phó Trung Quốc trên biển

Nhật lên kế hoạch điều siêu tiêm kích tàng hình đối phó Trung Quốc trên biển

Các nguồn tin Chính phủ Nhật tiết lộ đang cân nhắc điều các siêu tiêm kích tàng hình F-35B tới căn cứ ở Miyazaki để gia tăng khả năng bảo vệ các hòn đảo tây nam trước các hành động của Trung Quốc trên biển.

Khám phá tàu ngầm hạt nhân lớn nhất của Mỹ

Khám phá tàu ngầm hạt nhân lớn nhất của Mỹ

Mang theo sức mạnh có thể phá hủy cả một lục địa, tàu ngầm hạt nhân lớn nhất của Mỹ hiếm khi nào hé lộ những hình ảnh bên trong.