Tên lửa đạn đạo RS-28 Sarmat

Lực lượng tên lửa chiến lược Nga vào năm 2021 sẽ đưa vào biên chế tên lửa RS-28 Sarmat, nhằm thay thế hệ thống R-36M2 đã lỗi thời. Với tầm bắn 18.000km và hệ thống điều khiển đường bay lắt léo, việc đối phương sử dụng các hệ thống phòng không để đánh chặn RS-28 là vô cùng khó.

{keywords}
Tên lửa RS-28 Sarmat. Ảnh: Bộ Quốc phòng Nga

Tên lửa siêu thanh 3M22 Zircon

Tên lửa siêu thanh 3M22 Zircon được chế tạo và đưa vào biên chế quân đội Nga nhằm thay thế cho hệ thống tên lửa chống hạm P-700 Granit. Với tốc độ khoảng 9.800-11.000 km/giờ, Zircon nhanh hơn tất cả các loại tên lửa chống hạm khác trên thế giới, và khiến nó ‘miễn nhiễm’ trước bất kỳ hệ thống phòng không nào của đối phương.

Video: RT

Máy bay ném bom chiến lược Tu-160M/M2

Máy bay ném bom chiến lược Tu-160M/M2 được Nga coi là ‘trọng tâm’ của lực lượng răn đe hạt nhân trên không trong vài thập kỷ tới, với khả năng tác chiến vô cùng hiệu quả. Dự kiến, Tu-160M/M2 sẽ được sản xuất hàng loạt từ năm 2023, và Lực lượng hàng không vũ trụ Nga sẽ đưa vào biên chế ít nhất 10 chiếc vào năm 2027.  

{keywords}
Máy bay ném bom chiến lược Tu-160 phóng tên lửa hành trình. Ảnh: Bộ Quốc phòng Nga

Hệ thống tên lửa phòng không S-500

S-500 (hay còn gọi là 55R6M Triumphator-M) là hệ thống phòng không hiện đại được thiết kế nhằm tiêu diệt các mục tiêu đạn đạo và khí động học tùy theo nhiệm vụ. Ngoài ra, S-500 có thể phát hiện và tiêu diệt tất cả biến thể của các loại vũ khí siêu vượt âm, ngay cả khi chúng ở vị trí gần bầu khí quyển vũ trụ. Dự kiến, S-500 sẽ được đưa vào sản xuất hàng loạt trong năm 2021.

Một số nguồn tin quân sự phương Tây nhận định, hệ thống S-500 có khả năng bắn hạ mục tiêu ở khoảng cách 481km, vượt xa bất kỳ hệ thống phòng không nào đang được trang bị trên toàn thế giới.

Nga thử hệ thống phòng không được cho là S-500. Video: RT

Máy bay chiến đấu Su-57

Chiến đấu cơ thế hệ thứ năm Su-57 được thiết kế nhằm tiêu diệt bất kỳ mục tiêu trên mặt đất, trên không hoặc trên biển. Su-57 được trang bị hệ thống tàng hình hấp thụ sóng radar, các khoang vũ khí bên trong thân máy bay cùng hệ thống điện tử tiên tiến.

Dự kiến, Không quân Nga trong năm 2021 sẽ đưa thêm vào biên chế bốn chiếc nữa.

{keywords}
Chiến đấu cơ Su-57. Ảnh: Sputnik

Xe tăng chủ lực T-14 Armata

Theo hãng tin RT, T-14 Armata là xe tăng đầu tiên trên thế giới được thiết kế ‘lấy tác chiến mạng làm trung tâm’. Một trong những nhiệm vụ chủ chốt của T-14 là trinh sát, chỉ thị mục tiêu và điều chỉnh hỏa lực hỗ trợ cho pháo binh, các hệ thống phòng không…

Ngoài ra, T-14 còn được trang bị hệ thống giáp phản ứng nổ thế hệ thứ tư có tính năng chống các tên lửa chống tăng vác vai hiện đại nhất, với tỷ lệ thành công lên tới 95%.

{keywords}
Xe tăng T-14 Armata. Ảnh: Sputnik

Pháo tự hành 2S35 Koalitsiya-SV

Pháo tự hành 2S35 Koalitsiya-SV được quân đội Nga đưa vào biên chế từ tháng 5/2020. Đây là hệ thống pháo hiện đại nhất của Nga, với tốc độ bắn 10 phát/phút. 2S35 được tạo ra nhằm phá hủy bệ phóng vũ khí hạt nhân chiến thuật, các loại pháo và súng cối, xe bọc thép, nhân lực, các hệ thống phòng thủ tên lửa và nhiều mục tiêu quân sự khác của đối phương. 

Dự kiến, ngành công nghiệp quốc phòng Nga sẽ chế tạo thêm nhiều pháo 2S35 Koalitsiya-SV trong năm 2021.

{keywords}
Pháo tự hành 2S35 Koalitsiya-SV. Ảnh: Sputnik

Hệ thống pháo đa nòng TOS-2 Tosochka

Không giống những hệ thống trước được đặt trên phương tiện bánh xích, TOS-2 được lắp trên hệ thống bánh lốp. Nhờ vậy, khả năng và cự ly tác chiến của phương tiện này được nâng cao.

Sự khác biệt rõ nhất giữa TOS-2 và các hệ thống khác là hệ thống dẫn đường đạn hoàn toàn tự động, và nó có thể khai hỏa mà không tốn nhiều thời gian chuẩn bị. Ngoài ra, nhiều loại đạn mới cũng đang được chế tạo cho TOS-2.

{keywords}
TOS-2. Ảnh: Sputnik

Người máy chiến đấu mặt đất Uran-9

Người máy chiến đấu Uran-9, được thiết kế nhằm trinh sát, hỗ trợ hỏa lực và chống xe tăng đối phương. Phương tiện này được trang bị pháo 2A72 cỡ nòng 30mm; súng máy hạng nhẹ 7,62mm; hệ thống phun lửa Shmel-M và tổ hợp tên lửa chống tăng Ataka.

Uran-9 được trang bị hệ thống điện tử tinh vi, có thể phát hiện binh lính đối phương núp trong các công sự hoặc nhà cao tầng. Nhờ vậy, Uran-9 tác chiến cực kỳ hiệu quả ở môi trường chiến đấu hẹp như trong đô thị.

Video: RT

Tuấn Trần

Ngoại trưởng Nga mong ông Joe Biden duy trì Hiệp ước cắt giảm vũ khí

Ngoại trưởng Nga mong ông Joe Biden duy trì Hiệp ước cắt giảm vũ khí

Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov hôm 29/12 cho rằng, việc duy trì Hiệp ước cắt giảm vũ khí chiến lược (START) sẽ duy trì lợi ích toàn cầu.

Vụ trộm hy hữu 'máy bay tận thế' tuyệt mật của Nga

Vụ trộm hy hữu 'máy bay tận thế' tuyệt mật của Nga

Công ty bảo dưỡng vừa chính thức lên tiếng về vụ "máy bay tận thế" tuyệt mật Ilyushin Il-80 của Nga bị bọn trộm tấn công hồi đầu tháng này.