1. Tên loại nhạc cụ truyền thống từng được những người chăn cừu sử dụng để gọi gia súc ở dãy núi Alps của Thụy Sĩ là gì?

  • A. Swisshorn
  • B. Naturalhorn
  • C. Alphorn
  • D. Cowhorn
Chính xác

Kèn Alphorn, hay kèn sừng được gọi với nhiều cái tên khác nhau, có nguồn gốc từ vùng Trung Âu, xuất hiện ở Thụy Sỹ, Áo, Đức và Bắc Italia. Nhạc cụ làm bằng gỗ, có hình giống tẩu thuốc, hình dáng to dài đặc biệt hơn những chiếc kèn thông thường. Độ dài khoảng 3-4m và hình dáng đặc biệt làm nó có thể phát ra âm thanh vang xa 4-8km, nhất là ở vùng đồi núi, thung lũng. Vì nhạc cụ khá to và dài nên khi thổi, người chơi phải đứng, 1 đầu kèn phải đặt xuống đất. Trong nhiều năm, ở vùng miền núi của châu Âu, những chiếc kèn được dùng là công cụ để những người dân ở khoảng cách xa giao tiếp với nhau và để gọi đàn gia súc.

2. Día de Muertos là lễ hội được tổ chức ở quốc gia nào?

  • A. Mexico
  • B. Argentina
  • C. Nepal
  • D. Tây Ban Nha
Chính xác

Día de Muertos là một lễ hội truyền thống của người Mexico nhằm tôn vinh người chết. Nó diễn ra vào ngày 1 hoặc 2 tháng 11 và gắn liền với Lễ Các Đẳng và Lễ Các Thánh.

3. Mansaf, một món ăn làm từ thịt cừu, sữa chua và cơm, là món ăn truyền thống của quốc gia nào?

  • A. Maroc
  • B. Thổ Nhĩ Kỳ
  • C. Jordan
  • D. Singapore
Chính xác

Mansaf là một món ăn khá phổ biến và không thể thiếu trong bữa ăn hàng ngày của người Jordan. Món này được chế biến từ thịt cừu, jameed (sữa cừu hoặc sữa dê lên men và sấy khô) và các loại thảo mộc.

4. Tên lễ hội ánh sáng của Ấn Độ được tổ chức vào tháng 10 hoặc tháng 11 là gì?

  • A. Pongal
  • B. Holi
  • C. Bihu
  • D. Diwali
Chính xác

Diwali hay Dīpāvali là một lễ hội quan trọng trong văn hóa Ấn Độ Giáo của người Hindu cổ đại. Diwali còn được gọi là Lễ hội ánh sáng vì mọi người có phong tục thắp đèn dầu bấc vải (gọi là dipa) để ăn mừng chiến thắng của thần Krishna trước Narakasura, chiến thắng của ánh sáng trước bóng đêm, biểu tượng cho chiến thắng của cái thiện trước cái ác. Lễ hội cũng đóng vai trò quan trọng trong Phật giáo, đạo Sikh và đạo Jain.

5. Ở Nhật, khái niệm Omiyage có nghĩa là gì?

  • A. Tặng quà
  • B. Lau chân trước khi vào nhà
  • C. Giữ một bông hoa trong túi để cầu may
  • D. Cúi chào ai đó
Chính xác

Omiyage là phong tục, là văn hóa và là một ngành công nghiệp. Omiyage đại diện cho văn hóa “cho – nhận” của Nhật Bản. Thông thường những món quà Omiyage sẽ là các món ăn đặc sản của một vùng.

6. Nước nào họ nhuộm đỏ trứng Phục sinh?

  • A. Áo
  • B. Hy Lạp
  • C. Tây Ban Nha
  • D. Bồ Đào Nha
Chính xác

Ở Hy Lạp, trứng được nhuộm đỏ để tượng trưng cho sự tái sinh của cuộc sống và máu của Chúa Kitô. Ngoài ra, những quả trứng đỏ còn mang theo thông điệp về chiến thắng trước cái chết.

7. Trong lễ hội năm mới Songkran của Thái Lan thường người dân sẽ làm gì?

  • A. Té nước
  • B. Ném cà chua
  • C. Ném sơn
  • D. Té rượu trắng
Chính xác

Songkran được tổ chức vào ngày đầu năm theo Phật lịch (tương ứng với ngày 13-15/4 theo dương lịch) để đón năm mới. Đây là thời điểm người Thái tỏ lòng kính trọng với Đức Phật, dọn dẹp nhà cửa, té nước vào người cao tuổi nhằm tỏ lòng tôn kính. Trong thời gian diễn ra lễ hội, nhiều cuộc diễu hành, thi sắc đẹp được tổ chức. Ngoài ra, người ta còn nấu các món ăn truyền thống và mặc các trang phục nhiều màu sắc. Đặc biệt, trong tết Songkran, người dân sẽ té nước lên nhau bằng xô, súng phun nước, bóng... những người càng được té nhiều nước càng may mắn.

8. Tên chiếc áo choàng truyền thống của nam giới ở Bhutan là gì?

  • A. Deel
  • B. Gho
  • C. Kira
  • D. Áo dài
Chính xác

Trang phục truyền thống của đàn ông Bhutan gọi là Gho, một loại áo choàng dài đến đầu gối, có dây đai buộc ở thắt lưng gọi là kera.

9. Tục múa kiếm Moreska cổ đại được biểu diễn ở đâu trên thế giới?

  • A. Corsica, Pháp
  • B. Sardinia, Ý
  • C. Chios, Hy Lạp
  • D. Korcula, Croatia
Chính xác

Lễ hội múa kiếm Moreska diễn ra tại đảo Korcul lịch sử, gần Dubrovnik, trận Lepanto năm 1571 của người Croatia ngăn chặn cuộc xâm lược Ottoman. Điệu múa này có nguồn gốc từ Tây Ban Nha thời Trung Cổ. Du khách được thưởng thức lễ hội độc đáo này xuyên suốt mùa hè. Buổi biểu diễn chính tại lễ St Todor diễn ra vào ngày 29/7 hàng năm.

10. Thay vì thứ sáu ngày 13, thứ ba ngày 13 được coi là xui xẻo ở quốc gia nào?

  • A. Na Uy
  • B. Tây Ban Nha
  • C. Australia
  • D. Azerbaijian
Chính xác

Ở Tây Ban Nha, thứ Ba ngày 13 được cho là đem đến sự xui xẻo. Nước này có một câu tục ngữ nổi tiếng rằng "En martes, ni te cases ni te embarques, ni de tu familia te apartes", nghĩa là "vào thứ Ba, không cưới hỏi cũng như bắt đầu chuyến khởi hành hoặc tách bản thân bạn ra khỏi gia đình".

11. Lễ hội được thành phố Cusco tổ chức nhằm tôn vinh Thần mặt trời của người Inca vào tháng 6 hàng năm có tên là gì?

  • A. Inti Raymi
  • B. Quinceanera
  • C. Tapati
  • D. Oruro
Chính xác

Lễ hội Inti Raymi được tổ chức hàng năm vào ngày 24/6 tại thành phố Cuzco để tôn vinh thần mặt trời, vị thần được người Inca coi là đấng sáng tạo ra vạn vật trên trái đất cũng như quyết định vận mệnh của con người và vũ trụ nhằm cầu xin thần ban phát mùa màng bội thu, cánh đồng tươi tốt. Lễ hội thường kéo dài một tuần.

12. Haka là điệu múa truyền thống của người bản địa ở nước nào?

  • A. Philippines
  • B. Australia
  • C. New Zealand
  • D. Papua New Guinea
Chính xác

Là những người bản địa New Zealand, người Maori có nhiều nét văn hoá độc đáo và được chính phủ cũng như người dân xứ sở kiwi coi trọng, gìn giữ, trong đó có vũ điệu chiến tranh truyền thống Haka. 
Haka được trình diễn bởi đàn ông trước khi xung trận và là một màn trình diễn thể hiện niềm tự hào, sức mạnh và sự thống nhất của bộ tộc.
Tát cổ tay, dập chân, đẩy lưỡi, trợn mắt... tất cả đều là một phần của phong tục truyền thống đầy mạnh mẽ và thu hút.
Hiện nay những nghi lễ của người Maori vần gìn giữ những nét phong tục kia, bao gồm trong cả tiệc sinh nhật và tiệc cưới. Haka còn được trình diễn ở các buổi biểu diễn văn hóa cho du khách.

13. Lễ hội truyền thống Naadam được tổ chức ở quốc gia nào?

  • A. Mông Cổ
  • B. Uzbekistan
  • C. Kazakhstan
  • D. Kyrgyzstan
Chính xác

Naadam là một lễ hội truyền thống ở Mông Cổ được tổ chức từ thời của Thành Cát Tư Hãn từ thế kỉ XIII. Nguồn gốc của lễ hội đến từ những màn diễu hành, các trò chơi săn bắn của những chiến binh Mông Cổ xưa kia. Lễ hội Naadam là lễ hội lớn nhất tại Mông Cổ, được tổ chức ở hầu như khắp thảo nguyên nhưng lễ hội lớn nhất vẫn là ở thủ đô Ulanbaatar.

14. Người dân Bolivia thường cho gì vào bánh trong đêm giao thừa?

  • A. Trang sức
  • B. Phô mai
  • C. Sô-cô-la
  • D. Tiền xu
Chính xác

Ở Bolivia, truyền thống năm mới là cho tiền xu vào bánh nướng - ai tìm thấy chúng sẽ có may mắn cả năm.

15. Lễ hội Pasola truyền thống được tổ chức ở quốc gia nào?

  • A. Malaysia
  • B. Indonesia
  • C. Palau
  • D. Samoa
Chính xác

Sumba là một hòn đảo nhỏ của Indonesia với dân số khoảng 650.000 người. Không giống các hòn đảo khác ở Indonesia, ngựa đóng vai trò rất quan trọng trong văn hóa của người Sumba.
Phần lớn diện tích đảo được bao phủ bởi những cánh đồng lúa. Người Sumba tin rằng, để vụ mùa bội thu, máu phải đổ xuống đất.
Bởi vậy, một trong những truyền thống quan trọng nhất của người Sumba là lễ hội thường niên Pasola. Đây là cuộc chiến đẫm máu giữa 2 bộ tộc láng giềng. Đàn ông cưỡi trên lưng ngựa, ném những ngọn giáo về phía nhau để máu chảy xuống đất. Không có máu tưới cho đất, vụ mùa sẽ thất bại.

16. Vì sao một số người ở Đan Mạch bị ném bột quế vào người?

  • A. Bước sang tuổi 25 và chưa kết hôn
  • B. Sinh nhật trùng với Giáng sinh
  • C. Sinh nhật trùng với ngày đầu năm mới
  • D. Kết hôn vào ngày đầu năm mới
Chính xác

Ở Đan Mạch, vào sinh nhật 25 tuổi, nếu ai còn độc thân sẽ bị người thân, bạn bè bắt trói vào cây, cột điện, ghế trên đường và tiến hành nghi thức ném bột quế lên người. Đây là truyền thống độc đáo dành cho người 25 tuổi vẫn độc thân tại đất nước này. Không chỉ dùng bột quế, “nạn nhân” có thể bị ném thêm cả trứng và nước từ những "người phục kích" để chắc chắn bột quế dính chặt lên người.