Các tập đoàn lớn Hàn Quốc đang đổ bộ mạnh vào Việt Nam trong bối cảnh nền kinh tế vượt qua những áp lực bên ngoài, tăng trưởng vượt lên trên thế giới và có cơ hội rất lớn từ những hiệp định tự do thương mại cũng như một thị trường nội địa lớn, thu nhập người dân tăng lên nhanh.

Nữ đại gia vàng số 1 Việt Nam bất ngờ bay mất gần 500 tỷ

Tổng CTCP Bảo hiểm Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (VBI) vừa công bố thông tin về việc tập đoàn bảo hiểm số 1 của Hàn Quốc Hyundai Marine & Fire Insurance Co. Ltd. (HMFI) ký hợp đồng đặt mua 16.666.667 triệu cổ phần VBI phát hành thêm, tương đương 25% vốn điều lệ của VBI.

Theo đó, tổng số vốn cổ phần của VBI sau khi phát hành là 666,7 tỷ đồng.

Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam (VietinBank), cổ đông lớn nhất tại VBI cũng ký kết Thỏa thuận hợp tác chiến lược với HMFI.

HMFI là một tập đoàn lớn của Hàn Quốc, chiếm 16,3% thị phần bảo hiệm phi nhân thọ tại đất nước này, có tài sản 35,5 tỷ USD, doanh thu hơn 11,3 tỷ USD và lợi nhuận gần 420 triệu USD trong năm 2018.

Hàng loạt các tập đoàn tài chính Hàn Quốc gần đây chạy đua vào Việt Nam khi thị trường Việt Nam rộng mở và có triển vọng ngày càng tươi sáng hơn với cacs cơ hội đến từ những hiệp định tự do thương mại (FTAs) như CPTPP (TPP11), EVFTA, VKFTA (Việt-Hàn)… cũng như một thị trường nội địa lớn. 

{keywords}
Các tập đoàn Hàn Quốc vẫn đang đẩy mạnh đầu tư vào Việt Nam.

Trong tháng 10 vừa qua, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - BIDV (BID) đã thông báo về việc sẽ bán 17,65% cổ phần (tương đương 15% sau khi tăng vốn) cho Ngân hàng KEB Hana Bank của Hàn Quốc. Số lượng cổ phần dự kiến phát hành là hơn 603 triệu cổ phần. Giá trị cổ phần phát hành theo mệnh giá dự kiến là hơn 6.033 tỷ đồng và giá phát hành sẽ được thực hiện theo quy định tại Luật Doanh nghiệp và các quy định hiện hành.

Sau khi phát hành thành công, vốn điều lệ của BIDV sẽ tăng lên mức 40.220 tỷ đồng.

Trong khi KEB Hana của Hàn Quốc nghiêng về mua cổ phần của BIDV, thì một ngân hàng khác của Hàn Quốc là Shinhan cũng đã đẩy mạnh sự hiện diện của mình tại Việt với việc mua lại đơn vị bán lẻ tại Việt Nam của ANZ vào năm 2017 để giờ vượt qua HSBC để trở thành ngân hàng nước ngoài hàng đầu tại Việt Nam.

Không chỉ các tập đoàn tài chính, các tập đoàn lớn của Hàn Quốc đang chạy đua để mở rộng sự hiện diện của họ tại Việt Nam, đặt cược vào tiềm năng tăng trưởng của một nền kinh tế mới nổi với dân số được dự báo lên sẽ lên trên 100 triệu dân trong khoảng 10 năm nữa.

Hồi tháng 9, SK Group rót 470 triệu USD mua toàn bộ 110 triệu cổ phiếu quỹ của Masan Group và trở thành nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất của Masan. SK Group là một tập đoàn lớn của Hàn Quốc, hiện đã có mặt tại hơn 40 quốc gia, với doanh thu khoảng 140 tỷ USD năm 2017.

Cũng trong năm 2018, Tập đoàn Vingroup (VIC) của tỷ phú USD Phạm Nhật Vượng đã phát hành 84 triệu cổ phiếu ưu đãi của Vingroup với giá 110.976 đồng/cp cho Công ty quản lý quỹ Hanwha của Hàn Quốc thu về 400 triệu USD. 

{keywords}
 

Gần đây, một đại gia bất động sản Hàn Quốc muốn rót Tập đoàn Korea Infrastructure Company Limited 3,2 tỷ USD "hồi sinh" dự án du lịch, nghỉ dưỡng, sân golf Paradise và Khu đô thị mới Bàu Trũng tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.

Giới chuyên gia phân tích cho rằng tiềm năng tăng trưởng của Việt Nam cũng như nỗ lực cải thiện môi trường kinh doanh của chính phủ đang biến Việt Nam trở thành một thị trường đặc biệt hấp dẫn đối với các ngân hàng Hàn Quốc.

Ông Lê Tuấn Dũng, TGĐ VBI cho biết, việc HMFI cũng như các đại lớn của Hàn Quốc đổ vốn vào Việt Nam đã khẳng định sự hấp dẫn của các các doanh nghiệp Việt Nam nói chung, cũng như sự hấp dẫn của lĩnh vực tài chính - bảo hiểm nói riêng cũng như thị trường Việt Nam nói chung.

Seo Young-soo, một chuyên gia phân tích của công ty chứng khoán Kiwoom Securities cho biết, Việt Nam hiện là thị trường hấp dẫn bậc nhất trong số các nền kinh tế mới nổi. Một đất nước có một tỷ lệ đô thị hóa cao, và thị trường tập trung.

Đích nhắm của các tập đoàn lớn của Hàn Quốc là các tập đoàn lớn của Việt Nam như Vingroup, Masan, các ngân hàng thương mại có nguồn gốc quốc doanh: Vietinbank, Vietcombank, BIDV…

Ông Cheol Young, Lee Tổng giám đốc HMFI cho biết, HMFI sẽ tập trung vào VBI mở rộng mạng lưới khách hàng, đặc biệt là các khách hàng Hàn Quốc tại Việt Nam và tận dụng thế mạnh của các đại gia tài chính hàng đầu Việt Nam vốn sở hữu quy mô lớn và mạng lới rộng khắp. 

M. Hà

Máu làm ăn lớn, đại gia Dương Công Minh phá sản, bán nhà trả nợ

Máu làm ăn lớn, đại gia Dương Công Minh phá sản, bán nhà trả nợ

Hàng loạt thay đổi về nhân sự tại nhiều doanh nghiệp trong tuần qua như kiều nữ nổi tiếng bậc nhất Việt Nam rời Facebook, Vợ phó chủ tịch Nghệ An từ bỏ sếp lớn, thêm 1 sếp dầu khí bất ngờ xin từ chức