Theo các báo cáo, Nhà Trắng cho biết ông Trump đã ký một lệnh hành pháp vào ngày hôm 3/12 để thiết lập hướng dẫn về việc sử dụng trí tuệ nhân tạo của các cơ quan liên bang, nhằm thúc đẩy sự chấp nhận từ công chúng đối với công nghệ trong quá trình ra quyết định của chính phủ.
Lệnh yêu cầu các cơ quan chuẩn bị danh sách những trường hợp sử dụng AI và hướng dẫn Nhà Trắng xây dựng lộ trình hướng dẫn chính sách cho việc ứng dụng AI trong văn phòng. Giám đốc Công nghệ Mỹ Michael Kratsios tuyên bố, lệnh hành pháp "sẽ tăng cường sự tin tưởng của công chúng vào công nghệ, thúc đẩy hiện đại hóa chính phủ và thể hiện rõ hơn vai trò lãnh đạo của Mỹ trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo".
Chính quyền Trump đã ưu tiên sử dụng trí tuệ nhân tạo. Trước đó, họ ban hành hướng dẫn cho các cơ quan liên bang nhằm hạn chế "hành vi trái phép" trong điều chỉnh việc sử dụng trí tuệ nhân tạo của các công ty tư nhân, đồng thời kêu gọi các cơ quan sử dụng trí tuệ nhân tạo để loại bỏ quy định lỗi thời hệ thống.
Sắc lệnh nhấn mạnh rằng việc sử dụng trí tuệ nhân tạo phải “hợp pháp, có mục đích, theo hướng hoạt động, chính xác, đáng tin cậy, hiệu quả, an toàn, bảo mật, linh hoạt, dễ hiểu, có trách nhiệm, có thể theo dõi, giám sát thường xuyên và minh bạch”. Trí tuệ nhân tạo đã được nhiều cơ quan chính phủ sử dụng như một công cụ thực thi dự đoán và các cơ quan quản lý để xử lý, xem xét lượng lớn dữ liệu nhằm phát hiện xu hướng hoặc tác động đến việc hoạch định chính sách.
Một số bang và thành phố ở Mỹ đã đưa ra quan ngại về việc ứng dụng trí tuệ nhân tạo, đặc biệt là sự sai lệch thuật toán có thể tồn tại khi các cơ quan thực thi pháp luật sử dụng phần mềm nhận dạng khuôn mặt. Các nhà nghiên cứu từ Đại học Stanford, Đại học New York đã ghi nhận 157 trường hợp của 64 cơ quan liên bang sử dụng trí thông minh nhân tạo trong một báo cáo được gửi cho chính quyền Mỹ vào tháng Hai và cho biết nó có thể “quản lý công hiện đại và thúc đẩy các hình thức hành vi chính xác, hiệu quả và công bằng hơn”.
Nhưng báo cáo có tiêu đề "Chính phủ theo thuật toán" lại chỉ ra rằng trí tuệ nhân tạo có thể được sử dụng để từ chối một số lợi ích nhất định hoặc đưa ra quyết định ảnh hưởng đến quyền của công chúng, điều này có thể làm trầm trọng thêm mối quan tâm của người dân về một số hành động tùy tiện của chính phủ. "Một câu hỏi quan trọng là làm thế nào để biến những công cụ này trở nên có ý nghĩa và có trách nhiệm", báo cáo cho biết.
Phong Vũ
Trung Quốc lần đầu vượt Mỹ về đăng ký bằng sáng chế trí tuệ nhân tạo (AI)
Trung Quốc và Mỹ đang cạnh tranh với nhau để trở thành quốc gia dẫn đầu trong các giải pháp công nghệ thế hệ tiếp theo. Giờ đây, lần đầu tiên Trung Quốc đã vượt qua Mỹ về số đơn đăng ký bằng sáng chế liên quan đến AI.