TIN LIÊN QUAN:
Phim
nhảm lên sóng và trách nhiệm nhà đài?
Vì sao phim nhí nhố vẫn leo được vào "giờ vàng"?
Khi
phim Việt bị người xem bóc mẽ
Không
đủ quảng cáo, phim đừng mơ lên sóng
Phim
dở, người trong cuộc có hay?
Khán
giả "phát điên" vì phim Việt
Phim
TH: Vết thương cũ trên cơ thể bệnh tật
Quyền
Linh: sợ phim Việt chẳng còn dám diễn
Rùng
hết cả mình vì phim Việt
Phim Việt
mất giá
Nhức
mắt với quảng cáo trong phim Việt
Nhan nhản hàng ngày trên sóng truyên hình là những bộ phim nhảm nhí không đâu vào đâu, những nhân vật không có thật, lời thoại như ở... trên trời. Việc quảng bá cho văn hoá Việt trên phim hóa ra không quan trọng bằng sự xuất hiện của một cô nàng chân dài có khả năng kéo quảng cáo về cho nhà sản xuất.
Tiếp tục mạch bài mổ xẻ chất lượng phim truyền hình, VietNamNet phỏng vấn đạo diễn Nguyễn Hữu Phần, người nổi tiếng với loạt phim phản ánh những vấn đề nhức nhối về nông thôn như: Đất và Người, Ma Làng, Gió Làng Kình... Hãy nghe "ông Phần nông thôn" lý giải vì sao hầu hết phim truyền hình của VN không thể bán được cho nước ngoài.
Đạo diễn Nguyễn Hữu Phần (ngoài cùng bên phải).
Ông từng đặt dấu hỏi rằng không lẽ cuộc sống chỉ có giới trẻ thành thị, con nhà giàu... Xem phim, cảm giác người ta phản ánh cuộc sống một màu và thiếu thực tế vì đa số chỉ chạy theo phim giải trí cốt làm sao câu được khách và bán được quảng cáo. Theo ông, với thực trạng phim truyền hinh Việt Nam hiện nay, như nhiều người nói là đang phản ánh cuộc sống đương đại một cách lệch lạc, nó có ảnh hưởng gì đến hình ảnh của Việt Nam khi giới thiệu ra thế giới không?
Năm 2007 tôi dự một hội thảo về phim truyền hình tại Nhật do tổ chức KOFIC của Hàn Quốc mời. Họ có nhận xét: Phim của các ông, tức là phim VN, chúng tôi không hiểu được. Tại sao lại như vậy? Vì vấn đề chúng ta đề cập trong phim rất nhỏ, rất khu biệt. Mà những vấn đề này chỉ chúng ta mới hiểu được. Họ nói phim của chúng ta không có tính quốc tế. Trong khi đó, cụ thể là Nhật Bản và Hàn Quốc, dù họ làm những vấn đề rất riêng, thậm chí cả những phim về quá khứ lịch sử, các triều đại phong kiến như Nàng Dae Jjang Geum chẳng hạn vẫn được cả thế giới xem.
Những đề tài về tình yêu, lòng nhân ái, nếp sống gia đình, quan hệ xã hội... là những đề tài muôn thủa liên quan đến tất cả mọi người, nên cả thế giới đều có thể hiểu được. Trong khi chúng ta lại không có ý thức về chuyện đó. Bán cho nước ngoài là một con đường thu hồi vốn và lãi cực kỳ quan trọng của ngành sản xuất phim truyền hình chứ phim không chỉ làm để chiếu ở một đài, ở một nước. Chính vì chúng ta chỉ làm phim cho một đài và lấy số thu quảng cáo bù đắp vốn và lãi cho nhà sản xuất nên kinh phí đầu tư cho làm phim chỉ ở mức 120 hay 150 triệu một tập phim. Như thế là rất thấp nhưng đã là cố gắng lớn của Đài và của nhà sản xuất rồi. Khi chúng ta làm ra phim truyền hình có thể bán ra nước ngoài hoặc chỉ các nước trong khu vực thì vấn đề kinh phí đầu tư, vấn đề bán quảng cáo không còn quá quan trọng như hiện nay.
Ví dụ như Trung Quốc, khi làm phim xong họ bán cho ta hay Thái Lan, Indonesia... trước từ 3 đến 6 tháng trước khi họ phát sóng trong nước và ngay ở trong nước thi các đài địa phương, đài trung ương đều phải mua bản quyền phát sóng chứ không thể lấy trên sóng và phát thoải mái như ở ta… Làm thế nào để phim truyền hình VN (dù sản xuất trong các cơ sở Nhà nước, hay tư nhân) có thể xuất được đi nước ngoài là một nhiệm vụ khó khăn nhưng vô cùng quan trọng rất cần được các cơ quan quản lý và các đơn vị sản xuất quan tâm.
Ở ta, việc làm phim không có một cơ quan nào chỉ đạo về định hướng, về nội dung cũng như nghệ thuật cả. Theo dõi báo chí thời gian qua có thể thấy nhiều ý kiến về vấn đề này. Đài truyền hình có nhiệm vụ phải thu tiền (từ nguồn quảng cáo) để nuôi chính họ và nộp ngân sách nên cứ cái gì ra tiền là họ phải làm. Thế nhưng có một cơ quan quản lý Nhà nước nào quan tâm và có quyền đưa ra yêu cầu, có quyền quyết định về chất lượng nội dung, nghệ thuật của phim truyền hình được đặt làm hoặc sắp phát sóng không? Bên ngành Điện ảnh, phim được sản xuất, phim nhập, trước khi ra rạp đều phải qua sự kiểm duyệt của Hội đồng duyệt phim (Cục Điện ảnh thành lập hội đồng này để tư vấn cho Bộ VHTT&DL cấp phép). Hội đồng duyệt phim sẽ quyết định phim nào được chiếu, phim nào không, phim nào cấm trẻ em... Bên truyền hình việc quản lý sản xuất phim liên quan chặt chẽ với dịch vụ kinh doanh quảng cáo. Nhiệm vụ thu hút quảng cáo là rất cần thiết, quan trọng nên bộ phim sẽ được xem xét dưới góc độ có thu đủ quảng cáo hay không.
Vấn đề định giá chất lượng phim bằng số lượng các spot quảng cáo mà khách hàng quảng cáo lại quan tâm đến đối tượng khách hàng mà doanh nghiệp hướng tới. Do đó những phim về tuổi teen, về dân thành phố sẽ quan trọng hơn là dân “nhà quê” (không phải khách hàng tiềm năng của họ). Ở nước ngoài các doanh nghiệp tài trợ cho phim, quảng cáo trong phim không quá lệ thuộc vào việc quảng bá sản phẩm hoặc quá quan tâm đén đối tượng khan giả đến như vậy. Cái họ quan tâm đến là phim hay vì phim hay sẽ thu hút các loại đối tượng khán giả. Một bộ phim hay, có dòng tên “Cty A, B tài trợ bộ phim này” sẽ gây ấn tượng với khán giả. Phim có chất lượng còn có khả năng xuất ra nước ngoài và số thu của nhà đầu tư sẽ cao hơn.
Phim "Gió làng Kình" thu được cả tỉ đồng doanh thu quảng cáo.
Nhưng chúng ta lại đang không đặt ra tiêu chí phim hay mà chỉ có một tiêu chí là phim có bao nhiêu quảng cáo?
Đúng vậy. Chưa có tiêu chí nào đặt ra để đánh giá phim hay. Và ngay cả khi đặt ra yêu cầu rằng một bộ phim phải thế này hay thế kia thì mọi sự đánh giá cũng đều rất cảm tính. Ông hội đồng duyệt thì bảo hay nhưng thanh niên xem họ lại bảo không hay chẳng hạn.
Trước đây có cảm giác đề tài trong phim truyền hình đa dạng hơn như series phim Đất và Người, Ma Làng, Gió làng Kình của ông hay một số phim được VFC đầu tư thường có đề tài gai góc. Nhưng những phim như vậy đang ngày càng ít đi, thay vào đó là phim giải trí ngày càng nhiều. Nhiều người cho rằng phim giải trí làm đỡ đau đầu hơn mà kiếm quảng cáo dễ hơn trong khi mảng chính luận đầu tư nhiều hơn, áp lực lớn hơn mà chưa chắc đã lãi. Đó có phải lý do khiến cho bức tranh phim truyền hình Việt hiện nay thiếu cân đối không, thưa ông?
Nói như vậy cũng hết sức cảm tính. Người ta nói phim về đề tài chính luận hay nông thôn của tôi có thể chẳng có quảng cáo đâu nên tôi chẳng dại gì mà đầu tư vào. Hơn nữa, lại nguy hiểm, nhạy cảm, có khi bị cấm. Nhưng thực tế là khi bộ phim Gió làng Kình của tôi được phát sóng năm 2009, mỗi tập thu quảng cáo về hơn 1 tỉ đồng trong khi chi phí cho mỗi tập chỉ được nhà nước rót cho 85 triệu đồng/tập. Ma Làng cũng thu về 800-850 triệu quảng cáo mỗi tập. Do vậy không phải cứ phim thuộc đề tài chính luận thì không có người quảng cáo đâu. Đó chỉ là ngộ nhận. Nếu anh làm hay thì tự khắc có quảng cáo.
Vấn đề cần nói ở đây là văn hoá tham gia quảng cáo, tài trợ cho phim. Ở ta, một hãng bia khi tài trợ cho phim, nhất định anh ta phải yêu cầu có bao nhiêu cảnh đặc tả vào chai bia và mỗi tập phải có 3 phút xuất hiện hình ảnh hãng bia đó. Hay mấy ông công an trong một bộ phim nào đó phải ngồi mở cá hộp ra ăn vì anh sản xuất loại cá hộp đó tài trợ cho phim. Văn hoá về mặt xã hội, văn hoá tài trợ cho những mục tiêu xã hội kiểu ấy… cũng hơi xoàng.
Nhiều phim rất ăn khách trong nước nhưng không bán được cho nước ngoài.
Có thể thấy nhiều phim truyền hình của Trung Quốc, Hàn Quốc hay Nhật Bản dù đề cập đến cuộc sống đương đại hay những vấn đề lịch sử thì họ đều biết cách quảng bá hình ảnh cực tốt cho văn hoá nước họ khi mang phim ra chiếu nước ngoài. Còn phim của ta nếu mang ra nước ngoài thì khó thể hiện hình ảnh của VN, ông có thấy vậy không?
Phim có thể chia thành hai loại. Một là phim giải trí làm cho teen nói về đời sống sinh hoạt của teen và những chuyện chẳng ít liên quan đến văn hoá, bản sắc dân tộc. Hai là phim chính luận thì lại nói về những vấn đề khu biệt khiến người nước ngoài không hiểu nổi. Có một bộ phim truyền hình tôi rất thích là Ngôi nhà nhỏ trên thảo nguyên. Trời ơi! một bộ phim sao đẹp đến thế, sạch, đáng yêu đến thế,
Các nhân vật trong phim người ta cư xử tử tế với nhau đến thế. Văn hoá nhân loại được thể hiện trong phim rất đẹp. Mơ ước của tôi và nhiều người làm phim là ca ngợi con người, cuộc sống và những phẩm chất về văn hoá, phong tục. Về cái đẹp chứ không phải là những một bộ phim lên án cái này cái kia. Nhưng khó quá. Ít ai đầu tư vì họ không biết được những bộ phim như vậy cần thiết đến thế nào. Thêm nữa, cuộc sống, con người ở xứ ta cũng đang trong thời kỳ phức tạp khó tìm ra những vẻ đẹp trong trẻo như vậy. Tôi chỉ ao ước có những bộ phim thể hiện tinh tế vẻ đẹp của văn hóa Việt. Nếu làm tốt chắc chắn sẽ bán được cho nước ngoài.
Tôi có bàn với các anh trong BCH Hội điện ảnh VN là anh Trịnh Lê Văn, Đỗ Thanh Hải rằng Hội điện ảnh đang có 1800 thành viên từ các hãng phim, đài truyền hình và Hãng phim Hội điện ảnh (HODA FILM). cũng phải làm ra tiền chứ không chỉ chờ đợi những phim ngân sách nhà nước. Làm ra tiền là làm phim truyền hình. Và phải làm những bộ phim có nghề nghiệp hơn. Do vậy chúng tôi đang có một dự án hợp tác với đài truyền hình là: Làm phim dựa trên những tác phẩm văn học thời kỳ 1930-1945. Nếu làm được dự án này, chúng ta có thể đưa đến khán giả một dòng phim mới mẻ trong đó hình ảnh quê hương VN xưa rất đẹp, rất hiền hòa được hiện lên qua tác phẩm của Thạch Lam, nhóm Tự lực văn đoàn... Đó là cách để người ta nhớ đến quá khứ, nhớ đến ông cha mình. Nhưng những dự án này cũng phải được đầu tư lớn hơn. Chúng tôi sẽ kiếm những đạo diễn lớn tuổi làm những bộ phim này chứ không phải là những người đạo diễn trẻ mới ra trường.
Gần đây anh Nguyễn Thanh Vân (hiện là Giám đốc HODA FILM - PV) có làm bộ phim Lều chõng với giá khoảng 250 triệu đồng/tập. Nếu làm khoảng 10 phim kiểu như vậy thì bối cảnh, trang phục có thể tận dụng của nhau, giá thành sẽ rẻ đi, có thể chỉ 200 triệu đồng một tập thôi. Nếu thuận lợi và họ tin là phim đó có quảng cáo, mà điều này thì tôi tin, những phim đó có thể xuất khẩu ra nước ngoài được.
Hạnh Phương